8. Kết cấu luận văn
1.2.5. Vấn đề xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập
Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính- sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định.
Một nhà trường cần phải xây dựng được nền tảng văn hóa của riêng mình, phải xem văn hóa nhà trường là một mẫu thức chung, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong.
Như bất kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào, mỗi khi bước vào một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu: hoặc hiển hiện dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy. Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục - những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường một cách rõ nét và khách quan.
Theo GS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì xây dựng TCHT ở nhà trường là nơi mà các cá nhân đều làm chủ việc học tập của mình và có cơ hội để học tập, các kiến thức được chia sẻ, hoạt động của mỗi giáo viên hay học sinh đều được kết nối và thống nhất với các hoạt động của nhà trường; các ý tưởng mới được khuyến khích và sự sáng tạo được nuôi dưỡng. Tổ chức nhà trường liên tục phát triển và thích nghi tốt với môi trường. Người lãnh đạo tổ chức, hiệu trưởng nhà trường là người quyết định để tạo nên một nhà trường, một TCHT [4].
Văn hoá tổ chức khác với văn hoá cộng đồng và không đơn giản chỉ là văn hoá giáo tiếp, văn hoá ứng xử như lâu nay chúng ta thường quan niệm. Nhà trường là một tổ chức, có thể suy ra rằng văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chứchành chính – sư phạm. Nhà trường luôn tìm kiếm vấn đề, tư duy và tìm cách cải tiến. Nhà trường như một TCHT có tính chất hoạt động của một bộ não. Ở đó, kiến thức có vai trò to
lớn và được chia sẻ giữa các thành viên của nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng. VH của nhà trường là nền tảng để TCHT phát triển, VH chia sẻ và làm việc nhóm, có sự cộng tác và tinh thần trách nhiệm, tổ chức và thời gian linh hoạt. Tất cả các giáo viên chia sẻ các thông tin, các hiểu biết về chương trình, phương pháp dạy học, tư liệu dạy học và các vấn đề của học sinh.
Từ tất cả những điều nói trên, có thể nhận định rằng văn hóa nhà trường và việc xây dựng tổ chức học tập không thể tách rời nhau mà phải có sự gắn kết mật thiết với nhau, xây dựng văn hóa nhà trường là nền tảng để xây dựng tổ chức học tập.