8. Kết cấu luận văn
3.2.5. Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mố
a. Mục đích biện pháp
Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời có vai trò to lớn quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện, sự phát triển bền vững, lâu dài của nhà trường.
Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo sẽ tạo nên sự đoàn kết trong tập thể sư phạm, ở đó mọi người đều thẳng thắn, cởi mở, tích cực trao đổi chia sẻ kinh nghiệm công tác cho nhau, giúp nhau phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh việc giúp đỡ nhau trong công việc họ còn quan tâm, động viên những khó khăn của từng cá nhân trong cuộc sống. Mọi người đều xác định được nhiệm vụ cá nhân và trách nhiệm của mình trong tập thể, kết quả của tập thể là trên hết. Cá nhân trong tập thể luôn hướng đến những thử nghiệm, cải tiến, sự thay đổi để cá nhân, tập thể phát triển liên tục.
Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo còn tạo ra động lực cho đội ngũ của nhà trường không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức, tác phong nhà giáo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác. Qua đó làm cơ sở để lãnh đạo nhà trường xây dựng chiến lược duy trì và phát triển đội ngũ.
b. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện của biện pháp
Tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy sự học tập, sáng tạo của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, có thể theo các hình thức sau: Viết chuyên đề chuyên môn như: Cách tiếp cận và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng trong những bài học trong chương trình, sử dụng phương tiện, phương pháp trong dạy học chương, phần, phương pháp ôn tập cho học sinh: chuyên đề về giáo dục như; Hình thành thái độ và kỹ năng tự học cho học sinh…
Quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng kế hoạch tập huấn, hội thảo chuyên đề có chất lượng; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về vật chất và tinh thần để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên thử nghiệm những phát kiến của mình. Khi giáo viên có những sáng kiến tác động tích cực đến chất lượng nhà trường, Hiệu trưởng phải có chủ trương, ủng hộ và động viên, tạo điều kiện (cả vật chất lẫn tinh thần) để giáo viên thử nghiệm, có thể chấp nhận những rủi ro xảy ra, phải coi sự rủi ro đó phải trở thành bài học để thực hiện các giải pháp tiếp theo. Sự quan tâm, động viên của Hiệu trưởng sẽ làm cho giáo viên trở thành sức mạnh của nhau và giúp nhau khắc phục những yếu kém, giáo viên sẽ sẵn sàng để thực nghiệm các ý tưởng, phương pháp mới.
Sắp xếp, phân công công tác cho đội ngũ hợp lí, đúng năng lực, sở trường của từng cá nhân và có thể phối hợp tốt với nhau, giúp đỡ nhau để phát triển nghề nghiệp, đây là khâu then chốt trong việc xây dựng thể sư phạm học tập.
Muốn tạo dựng một tập thể có ý thức học tập suốt đời, nhà trường cần phải xác định được đầy đủ các nguyên tắc trong xây dựng và phát triển các mối quan hệ, cụ thể:
+ Ban giám hiệu phải tin tưởng, tôn trọng, chân thành, khách quan, dân chủ và có trách nhiệm giúp đỡ, tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, phải trở thành bạn đồng hành cho cấp dưới trong công việc cũng như cuộc sống, biết thông cảm, chân thành, khoan dung và thúc đẩy nhau tiến bộ.
+ Giáo viên, nhân viên cần tự giác chấp hành sự phân công, phân nhiệm của cấp trên, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng đóng góp ý kiến với cán bộ trên tinh thần xây dựng. Phải hợp tác, tương thân, tương ái, khoan dung, độ lượng để tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, thắm đượm tình cảm đồng nghiệp, anh em, bạn bè. Có như vậy, tập thể nhà trường mới trở thành mái nhà chung cho các thành viên, để họ có thể yên tâm công tác cống hiến.
+ Học sinh: đối với thầy cô giáo và người lớn cần kính trọng, lễ phép. Đối với bạn bè, nâng cao tinh thần đoàn kết, cùng phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo.
Trong các mối quan hệ trên luôn chứa đựng nguy cơ và thách thức, tìm tàng sự mâu thuẫn, điều quan trọng đầu tiên là cần loại bỏ ra khỏi tất cả các mối quan hệ sự quan liêu, hách dịch, thiếu tôn trọng, thành kiến với nhau…Nếu trong tập thể có mâu thuẫn, cần tìm ra nguyên nhân gây ra mâu thuẫn đó để chủ động, tích cực, giải quyết kịp thời, triệt để. Cần phải thấm nhuần quan điểm giải quyết mâu thuẫn là để kết nối tất cả mọi người lại gần nhau chứ không phải để truy cứu cá nhân nào, làm cho mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn.