Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 84 - 85)

8. Kết cấu luận văn

3.2.7. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm

làm chủ bản thân của tập thể sư phạm tại các trường THPT.

a. Mục đích của biện pháp

Giúp mọi thành viên thuận lợi chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm cá nhân học tập lẫn nhau, đề xuất các giải pháp làm việc nhóm/tập thể và linh hoạt phối hợp giữa các nhóm/tập thể. Với các cá nhân sẵn sàng học tập và tổ chức khuyến khích học tập, việc học tập, chia sẻ thông tin, hợp tác trong công việc diễn ra giữa các cá nhân và các nhóm trong mọi lĩnh vực/chức năng của tổ chức sẽ được thúc đẩy và là một nguyên tắc thiết yếu, một đặc trưng của tổ chức biết học. Như thế, học tập trở thành con đường để đạt tới mục tiêu của tổ chức.

b. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện của biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng và mục tiêu cần triển khai.

Trong các buổi hội thảo, tọa đàm, tập huấn, lãnh đạo nhà trường thường xuyên nhắc nhở, lồng ghép các chương trình, nội dung nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên xác định được mục tiêu chung của nhà trường, mục tiêu của bản thân, để mọi người có hướng phấn đấu đạt được hiệu quả cao.

Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động thi đua nhằm nâng cao ý thức học tập nhóm, làm chủ bản thân của CBGV-NV và HS.

Trong các buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, nhà trường cần quán triệt để các em học sinh hiểu được các nhiệm vụ, mục tiêu học tập, xác định tư tưởng, định hướng trong tương lai của mình để có kết quả học tập tốt hơn.

Trong các giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động nhà trường cần đưa vấn đề xác định mục tiêu học tập, học tập nhóm và để dần dần hình thành ý thức và thói quen cho các em học sinh.

Vận dụng phương pháp học tập nhóm vào các giờ học nhằm phát huy kỹ năng của nhóm, của tập thể.

Giáo viên xây dựng kế hoạch học tập của mình trong từng năm học: Kế hoạch học tập phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích, phải có nội dung cụ thể, phải có phương pháp và những dự định hoàn thành việc học ở mức độ nào đó. Bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần có sự phấn đấu, nỗ lực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên rèn luyện bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)