Đặc điểm của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và sự

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 46 - 49)

8. Kết cấu luận văn

2.2.3. Đặc điểm của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và sự

sự cần thiết xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

a. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của các trường THPT huyện Tây giang, tỉnh Quảng Nam.

Trường THPT Tây Giang: Huyện Tây Giang được tái lập năm 2003. Đến năm 2005 Trường THPT Tây Giang được thành lập theo Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 17/8/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Trường có nhiều khu, hạng mục công trình: gồm 18 phòng học, 01 khu thí nghiệm thực hành (với 3 phòng thí nghiệm, 01 phòng thực hành, 01 phòng thư viện), 01 khu làm việc, 01 khu ở cho cán bộ, giáo viên với 16 phòng, 01 khu ở của học sinh với 60 phòng cùng 01 nhà ăn học sinh.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Năm học 2019 – 2020: 35 người (02 cán bộ quản lý), trong đó có 01 thạc sĩ. Trải qua nhiều năm hoạt động, trường đã có nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên nhân viên làm việc, chuyển công tác về các huyện trong tỉnh Quảng Nam, vì thế đại đa số đội ngũ của nhà trường còn rất trẻ, có tâm huyết, có chuyên môn nhưng còn thiếu kinh nghiệm công tác.

Học sinh: có 374 học sinh, có 10 lớp với 03 khối lớp 10, 11, 12.

Đây là trường THPT đầu tiên của Huyện Tây Giang. Trải qua gần gần 15 năm thành lập và phát triển, về cơ bản, hiện nay nhà trường đã được trang bị tương đối đầy đủ các điều kiện dạy học, ăn, ở, sinh hoạt, học tập của giáo viên và học sinh.

Đối tượng học sinh của nhà trường chủ yếu là người dân tộc Cơtu của 06 xã vùng thấp huyện Tây Giang gồm: Atiêng, Lăng, Anông, Dang, Bhaalee, Avương.

Trường THPT Võ Chí Công:

Được thành lập theo Quyết định số 3670/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên vì điều kiện thi công phức tạp, khó khăn nên ngày 03/9/2018 trường mới khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động, giảng dạy.Trường ra đời đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh 04 xã vùng cao (Axan, Gari, Ch’ơm, Tr’hy) huyện Tây Giang, học sinh không phải đi gần 60 km để đến trường như trước kia. Trường được xây dựng trên diện tích hơn 2 ha, trong đó gồm 12 phòng học, 01 khu ở của học sinh với 30 phòng cùng 01 nhà ăn học sinh. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, sinh hoạt còn rất nhiều thiếu thốn, điều kiện kinh tế xã hội nói chung còn khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường.

Năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 26 người (02 cán bộ quản lý). Giáo viên chủ yếu là người đồng bào Cơtu.

Học sinh: có 262 học sinh, có 07 lớp với 03 khối lớp 10, 11, 12. Thành phần học sinh 99% là con em người đồng bào Cơ tu.Chất lượng tuyển sinh đầu vào của các trường không cao, địa bàn tuyển sinh rộng, tỷ lệ học sinh dân tộc nhiều nên trong những năm qua chất lượng hai mặt giáo dục không cao, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều.

Mục tiêu:

Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ngoài mục tiêu chung như trên, do đặc thù đóng chân tại vùng biên giới, 02 trường THPT huyện Tây Giang còn gốp phần tạo ra thế hệ công dân có chất lượng, bổ sung nguồn nhân lực để phục vụ công cuộc xây dựng quê hương Tây Giang thoát nghèo, vươn lên trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, giữ gìn chủ quyền an ninh biên giới của tỉnh Quảng Nam và đất nước.

Vị trí, vai trò, nhiệm vụ:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm:

Do điều kiện kinh tế xã hội, địa hình khó khăn của huyện nghèo nên 02 trường THPT huyện Tây Giang ngoài những đặc điểm chung của mô hình trường THPT trên cả nước thì còn mang những nét riêng trong cơ cấu tổ chức hoạt động, nhân sự để thực thi nhiệm vụ:

Về cơ cấu tổ chức hoạt động: là trường THPT nhưng do đặc thù học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Cơ tu, ở xa trường nên phải thực hiện thêm nhiệm vụ tổ chức hoạt động, quản lý toàn bộ việc chăm lo đời sống, sinh hoạt, ăn, ở cho hơn 400 em học sinh ở lại 24/24 giờ trong tuần.

Về nhân sự: với đặc thù giáo viên là sự kết hợp giữa giáo viên người Kinh ở các huyện thị đồng bằng tỉnh Quảng Nam với giáo viên người Cơ tu tại huyện Tây Giang nên nhân sự thường xuyên có sự biến động hằng năm do nhu cầu chuyển công tác về gần gia đình, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, lâu dài cho công tác thực hiện những mục tiêu, chiến lược của 02 trường.

b. Sự cần thiết xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở trường THPT huyện Tây giang, tỉnh Quảng Nam.

Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập, khoa học và công nghệ, trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên phạm vi toàn cầu, “tất cả các tổ chức thuộc mọi loại hình đều phải học tập không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển mạnh mẽ”. Mức độ học hỏi và cải tiến nhanh hơn của nhà trường sẽ tạo ra lợi thế không nhỏ trong việc phát triển nhanh, bền vững của nhà trường. Chính vì vậy, xây dựng tổ chức học tập được xem là một cách tiếp cận, một lí thuyết hiệu quả trong khoa học quản lí tổ chức hiện đại của mọi tổ chức nói chung và nhà trường nói riêng.

Như đã trình bày, 02 trường THPT huyện Tây Giang không chỉ có vai trò, sứ mệnh trong việc dạy học mà phải đào tạo con người thế hệ mới phục vụ công cuộc xây dựng huyện Tây Giang phát triển, thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên hiện nay, trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục của 02 trường THPT huyện Tây Giang vẫn còn những bất cập, hạn chế do chủ quan cũng như khách quan, cụ thể như:

- Chủ quan:

+ Ban giám hiệu chưa quyết liệt thay đổi trong thái độ, quan niệm về trong cách quản lý, chưa tạo môi trường tốt nhất để phát huy tiềm năng, tư duy sáng tạo của các thành viên trong nhà trường, chưa tạo ra sự đồng thuận cao nhất, huy động và lôi cuốn tập thể vì mục đích chung nên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh của mình, 02 trường còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức mà ở đó, nếu không có sự thay đổi tư duy quản lý, tư duy giáo dục thì sứ mệnh cao cả đó khó có thể hoàn thành được.

+ Đội ngũ giáo viên, nhân viên – những người quan trọng nhất trong việc hoàn thành sứ mệnh của nhà trường cũng còn tư tưởng thụ động, chủ quan, thiếu sự năng động, vẫn còn một bộ phận CB, VG, NV chậm tiến, tự mãn, chưa có ý chí vươn lên trong công việc và cuộc sống, do đó nhà trường hoạt động thiếu tính chặt chẽ, bền vững và luôn có những móc xích yếu gây cản trở trong việc vận hành công việc toàn trường, do đó hiệu quả và hiệu suất công việc không cao.

-Khách quan:

kiện về cơ sở vật chất, không gian sinh hoạt…..tuy nhiên những điều này thì chưa được các cấp quản lý đầu tư đúng mức cần thiết. Do đó, việc học tập rất nhiều hạn chế. Xuất phát từ những khó khăn, bất cập trên, nếu các trường THPT huyện Tây Giang muốn tập thể sư phạm phát triển bền vững, đủ sức đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc đổi mới giáo dục thì không còn cách nào tốt hơn là phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng nên tổ chức học tập.

2.3. Thực trạng vấn đề xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)