8. Kết cấu luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác
tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập
a. Mục đích của biện pháp
Giúp đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản lí xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập. Từ đó có trách nhiệm và hành động tích cực góp phần nâng cao hiệu quả quản lí.
Mọi người sẽ cùng chung tay thực hiện các mục tiêu xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập và xác định đây là nhiệm vụ chung của nhà trường và cộng đồng. Từ đó tạo ra mối đoàn kết trong đơn vị.
Xóa bỏ những suy nghĩ chưa đúng, những định kiến vì cho rằng, công tác này tạo thêm áp lực, không cần thiết trong quá giáo dục, ít có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Nhà trường đi tiên phong trong nâng cao nhận thức phải là cán bộ quản lý, bản thân người cán bộ quản lý cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, nội dung và ý nghĩa của công tác quản lí xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, họ chính là người định hướng, dẫn đường và đồng hành với tất cả các cá nhân còn lại trong đơn vị trên con đường đi đến mục tiêu xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập. Cán bộ quản lý bên cạnh việc nắm vững mục tiêu, lý luận và nội dung các văn bản quy định của nhà nước, của ngành thì cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đã và đang thành công để vận dụng linh hoạt vào tổ chức mình. Ngoài ra phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện của đội ngũ để nâng cao nhận thức và cách làm cho đội ngũ.
Người CBQL bên cạnh việc tiếp nhận tất cả những văn bản liên quan đến công tác quản lí xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập cần phải tự tìm hiểu những mô hình thành công ở những khác, tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để từ đó xây dựng mô hình phù hợp cho đơn vị mình.
Ban hành các văn bản về công tác xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập để đội ngũ nắm.Tổ chức các diễn đàn, sinh hoạt, hội thảo, các buổi nói chuyện về văn hóa nhà trường, về vấn đề xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập để bồi dưỡng kỹ năng về công tác cho giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công khai hóa các chủ trương và chiến lược phát triển của nhà trường: Hiệu trưởng trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, đánh giá những khả năng phát triển của nhà trường để phổ biến những chủ trương và mục tiêu phát triển của nhà trường trong những giai đoạn tới. Để thực hiện những mục tiêu phát triển đó, hiệu trưởng luôn quan tâm và làm cho mọi người quan tâm đến vấn đề xây dựng tập thể sư phạm, coi xây dựng tập thể sư phạm là yếu tố đảm bảo sự phát triển toàn diện của nhà trường và từng thành viên trong tập thể giáo viên.
Cần thực hiện tối đa và sâu sắc quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm tranh thủ sự đóng góp ý kiến của đơn vị và phát huy quyền làm chủ của từng cá nhân, qua đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao toàn đơn vị. Hiệu trưởng tổ chức cho các tổ, ban, đoàn thể trong nhà trường bàn bạc về các chỉ tiêu, các giải pháp xây dựng tập thể sư phạm.
Nhà trường cần làm tốt công tác phối hợp và phát huy tối đa vai trò, sứ mệnh tập hợp lực lượng của các ban, tổ, đoàn thể trong nhà trường để huy động sức mạnh, trí tuệ và sự đoàn kết của mọi người nhằm tuyên truyền sâu rộng, chia sẻ về sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị hướng tới của nhà trường, nêu cao các quy tắc, chuẩn mực xây dựng nhà trường thành xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập.
Xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết cả năm hoặc theo từng đợt để có sự theo dõi, điều chỉnh kịp thời những suy nghĩ lệch lạc, từ đó nâng cao nhận thức cho các thành viên tham gia. Phải làm cho mọi người thấy được việc xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập không phải là nhiệm vụ chung, là
nhiệm vụ mang tầm chiến lược lâu dài của một nhà trường.
Có kế hoạch nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV và HS đa dạng như thông qua các buổi họp cơ quan, các hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi chào cờ, hoạt động tập thể...đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV, HS và cộng đồng cùng hiểu rõ và tham gia một cách có ý thức.
Đưa các nội dung về vấn đề xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập vào trong các cuộc họp tập thể hoặc các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm giúp cho CB, GV, NV, HS nhận thức rõ tầm quan trọng và những ảnh hưởng của xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập đến hoạt động giáo dục.
Hiệu trưởng linh hoạt triển khai các cuộc thi hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hưởng ứng phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, ...
Hiệu trưởng phải khéo léo tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu, kể cả đặc điểm tâm sinh lí của từng cá nhân CB, GV, NV, HS và làm tốt công tác tư tưởngtrước khi giao việc cho họ. Chú trọng đề cao vai trò của họ trong công việc và giúp họ nhận thức rõ điều đó trước tập thể; luôn tạo ra cơ hội để họ phấn đấu rèn luyện vươn lên.