8. Kết cấu luận văn
2.3.2. Thực trạng đặc trưng cơ bản của tập thể sư phạ mở trường THPT theo
hướng tổ chức học tập
a. Quan điểm tầm nhìn được chia sẻ ở tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Việc xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị văn hóa của tập thể sư phạm nhà trường là việc rất quan trọng. Để đánh giá các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã làm đến mức độ nào thì bảng kết quả 2.3 giúp có đánh giá cụ thể.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát đặc trưng “tầm nhìn được chia sẻ” trong tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam
Các biểu hiện về “quan điểm tầm nhìn được chia sẻ”
Mức độ thường
xuyên Mức độ hiệu quả X Thứ bậc X Thứ bậc Truyền thông về quan điểm, mục tiêu,
chiến lược phát triển nhà trường 3,48 1 3,61 1 Lãnh đạo có sự cam kết về mục tiêu,
chiến lược phát triển của đơn vị 3,20 3 3,31 3 Từng thành viên trong TTSP hiểu rõ
phải làm gì để đạt mục tiêu mà nhà trường đề ra
3,44 2 3,36 2
3,37 3,43
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Với điểm trung bình mức độ thường xuyên là 3,37 và mức độ hiệu quả là 3,43, ở mức tốt, hơn nữa các biểu hiện của đặc trưng này luôn có tỉ lệ thường xuyên và rất hiệu quả cao, điều đó chứng tỏ nhà trường đã chú trọng đến công tác giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên biết và hiểu rõ về sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của nhà trường và thực hiện đạt hiệu quả cao. Trong đó, công tác truyền thông được chú trọng làm rất tốt với điểm trung bình xếp cao nhất 3,48, qua đó nhận thấy nhà trường rất quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền cho toàn đơn vị biết, hiểu.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá mức độ hiện diện và hiệu quả của dấu hiệu “Từng thành viên trong TTSP hiểu rõ phải làm gì để đạt mục tiêu mà nhà trường đề ra” ở mức độ thấp, trong đó có 3,3% (phụ lục 2 kèm theo) cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá mức độ hiện diện là không bao giờ, và 4,9% cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá mức độ không hiệu quả. Điều này đặt ra vấn đề nhà trường cần xem lại hiệu quả của công tác tuyên truyền nhận thức và giao nhiệm vụ cho đội ngũ, đảm bảo đưa sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà trường đến với tất cả thành viên trong đơn vị một cách khoa học, chất lượng, hiệu quả. Sứ mạng, tầm nhìn đóng vai trò như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà trường. Không hiểu rõ sẽ hành động không thống nhất và thiếu định hướng chung. Vì vậy, đây cũng là công tác mà nhà trường cần phải quan tâm và có định hướng rõ ràng.
b. Hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm ham học hỏi ở tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm ham học hỏi là một trong những đặc trưng tiêu biểu của tổ chức học tập, để hiểu hơn về mức độ hiện diện và hiệu quả của đặc trưng này trong tập thể sư phạm ở các trường, tác giả đã tiến hành khảo sát và kết quả được nêu trong bảng 2.6
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đặc trưng “hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm ham học hỏi”
Hình thành và phát triển các tổ, đội, nhóm học tập và làm việc cùng nhau Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả X Thứ bậc X Thứ bậc Học tập, làm việc nhóm trong TTSP được mở rộng 3,48 3 3,67 2
Mọi cá nhân trong TTSP sẵn sàng học
tập 3,56 2 3,62 3
Học tập, làm việc nhóm được thúc đẩy
từ lãnh đạo nhà trường và cộng đồng 3,69 1 3,79 1
3,57 3,69
Kết quả cho thấy:
+ Về mức độ hiện diện: với điểm trung bình 3,57 cho thấy việc hình thành và và phát triển các tổ, đội, nhóm ham học hỏi trong tập thể sư phạm được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong đó, việc học tập, làm việc nhóm được thúc đẩy từ lãnh đạo nhà trường và cộng đồng được đánh giá ở mức độ hiện diện thường xuyên cao nhất với tỉ lệ 73,8% (phụ lục 2 kèm theo), điều đó chứng tỏ rằng lãnh đạo trường rất quan tâm đến công tác tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập, làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên hai dấu hiệu “học tập, làm việc nhóm trong TTSP được mở rộng” và “mọi cá nhân trong TTSP sẵn sàng học tập” vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá ở mức độ hiện diện thấp, chưa thường xuyên với tỉ lệ 13,8% và 8,2% (phụ lục 2 kèm theo) điều này phản ánh thực tế việc tổ chức học tập, làm việc nhóm vẫn chưa được thực hiện triệt để và rộng khắp trong đội ngũ, đặt ra yêu cầu cho nhà trường phải tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt và khuyến khích việc học tập nhóm, làm việc nhóm nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
+ Về mức độ hiệu quả: nhìn chung với điểm trung bình 3,69 cho thấy việc hình thành và và phát triển các tổ, đội, nhóm ham học hỏi trong tập thể sư phạm được thực hiện đạt hiệu quả cao, trong đó việc học tập, làm việc nhóm được thúc đẩy từ lãnh đạo nhà trường và cộng đồng được đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất với tỉ lệ 78,7%
(phụ lục 2 kèm theo), điều đó chứng tỏ lãnh đạo trường đã làm rất tốt và khoa học vấn đề thúc đẩy đội ngũ học tập. Tuy nhiên với điểm trung bình 6,2 thấp hơn 2 dấu hiệu còn lại, vẫn còn một số cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá việc mọi cá nhân trong TTSP sẵn sàng học tập không đạt hiệu quả với tỉ lệ 3,3% (phụ lục 2 kèm theo), điều này cho thấy vẫn còn một số giáo viên, nhân viên chưa sẵn sàng cho việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác, đòi hỏi nhà trường, lãnh đạo trường cần phải có sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết
quả của công tác tự học của đội ngũ.
c. Chú trọng ý thức làm chủ bản thân của từng thành viên ở tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Để đạt được mục tiêu chung của nhà trường, mỗi cá nhân phải sẵn sàng học tập và làm chủ việc học tập là việc làm cần thiết, khi đó cá nhân sẽ làm chủ được công việc của bản thân, hiểu sâu sắc về công việc của mình, phát huy những điểm mạnh, đồng thời hạn chế những điểm yếu của bản thân, đó cũng là một trong những trong những đặc trưng tiêu biểu của tổ chức học tập. Để biết được mức độ hiện diện và hiệu quả của đặc trưng này trong TTSP các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả tiến hành khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THPT, kết quả thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát đặc trưng chú trọng ý thức làm chủ bản thân của từng thành viên
Ý thức làm chủ của thành viên trong TTSP
Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả
X Thứ bậc X Thứ bậc Mỗi giáo viên, nhân viên đều hiểu
công việc của mình được giao 3,77 1 3,82 1 Mỗi giáo viên, nhân viên đều làm chủ
công việc và tự tiến hành công việc một cách hiệu quả
3,70 2 3,67 2
Mỗi giáo viên, nhân viên đều chủ động
rèn luyện, tìm kiếm cơ hội học tập 3,43 3 3,54 3
3,63 3,68
Kết quả khảo sát cho thấy:
+ Về mức độ hiện diện: với điểm trung bình ở mức cao 3,63 đã chứng tỏ tần số xuất hiện thường xuyên, liên tục và tính ngự trị của ý thức làm chủ bản thân trong từng thành viên của tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt biểu hiện “mỗi giáo viên, nhân viên đều hiểu công việc của mình được giao” luôn xuất hiện rất thường xuyên với tỉ lệ rất cao 80,3% (phụ lục 2 kèm theo). Tuy nhiên, với 67,2% mức độ rất thường xuyên và 9,8% (phụ lục 2 kèm theo) ở mức không bao giờ xuất hiện, hơn nữa điểm trung bình thấp nhất trong các biểu hiện của đặc trưng này (X=3,43), biểu hiện “mỗi giáo viên,
nhân viên đều chủ động rèn luyện, tìm kiếm cơ hội học tập” có tỉ lệ người được khảo sát đánh giá thấp ở mức độ hiện diện, điều đó đánh giá được một phần về thực trạng ý thức tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và duy trì đều đặn.
thức làm chủ bản thân của từng thành viên” ở tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam vẫn được đánh giá cao với điểm trung bình 3,68 trong đó biểu hiện “mỗi giáo viên, nhân viên đều hiểu công việc của mình được giao” vẫn được đánh giá mức độ rất hiệu quả cao nhất với tỉ lệ 82,0%, điều này đánh giá ý thức, trách nhiệm của đại đa số đội ngũ đối với sự phát triển của đơn vị. Tuy nhiên điểm yếu vẫn ở biểu hiện “mỗi giáo viên, nhân viên đều chủ động rèn luyện, tìm kiếm cơ hội học tập” với điểm trung bình thấp nhất trong 3 biểu hiện ( X =3,54), và tỉ lệ rất hiệu quả là 68,9%, tỉ lệ ít hiệu quả 14,8%, điều này đặt ra cần xây dựng biện pháp để tạo điều kiện và tăng cường công tác thúc đẩy để đội ngũ tự tìm kiếm cơ hội học tập.
d. Khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Để hiểu được các giá trị của khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, nhân viên và kết quả như bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đặc trưng khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam
Khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm
Mức độ thường xuyên
Mức độ hiệu quả
X Thứ bậc X Thứ bậc
Tôn trọng và thúc đẩy cá nhân không
ngừng học tập 3,74 4 3,57 5
Hỗ trợ học tập lẫn nhau trong TTSP 3,90 2 3,89 3 Đề cao sự sáng tạo của GV-NV trong
TTSP 3,66 5 3,66 4
Mối quan hệ giao tiếp cởi mở, nhân
văn và tôn trọng. 3,97 1 3,98 1 Kỷ luật lao động trong TTSP được đề
cao 3,87 3 3,93 2
3,83 3,81
Kết quả khảo sát, nhận thấy:
+ Về mức độ hiện diện: đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên được khảo sát đều đánh giá rất cao về mức độ xuất hiện của đặc trưng khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm với điểm trung bình 3,83. Trong đó, từng biểu hiện của đặc trưng đều được đánh giá mức độ xuất hiện rất thường xuyên ở tỉ lệ cao từ 73,8% đến 96,7% (phụ lục 2 kèm theo), trong đó cao nhất là biểu hiện “Mối quan hệ giao tiếp cởi mở, nhân văn và
tôn trọng” được đánh giá với tỉ lệ rất thường xuyên là 96,7%, điều này cho thấy tập thể sư phạm các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Giang đã nhận thức rất tốt về văn hóa ứng xử trong đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn 8,2% cán bộ giáo viên, nhân viên đánh giá biểu hiện “đề cao sự sáng tạo của GV-NV trong TTSP” rất ít khi xuất hiện, chứng tỏ nhà trường vẫn chưa làm tốt công tác xây dựng cơ chế để đề cao và giao quyền tự chủ cho từng thành viên, giúp họ tự do kiến tạo những điều mới, có ích cho đơn vị.
+ Về mức độ hiệu quả: nhìn chung, với điểm trung bình 3,81 thì hiệu quả của đặc trưng được đánh giá rất cao, các biểu hiện của đặc trưng cũng đều được đánh giá ở mức độ rất hiệu quả với tỉ lệ cao 65,6% đến 98,4%, điều đó phản ánh thực tiễn công tác triển khai của nhà trường tương đối hiệu quả, trong đó có những biểu hiện có tỉ lệ phần trăm và vị thứ tỉ lệ thuận với mức độ hiện diện, tiêu biểu là biểu hiện “Mối quan hệ giao tiếp cởi mở, nhân văn và tôn trọng” với điểm trung bình là 3,98 và vẫn xếp vị thứ nhất trong các biểu hiện, tuy nhiên vẫn có biểu hiện có tỉ lệ phần trăm người được khảo sát đánh giá ít hiệu quả như “Tôn trọng và thúc đẩy cá nhân không ngừng học tập” và “Đề cao sự sáng tạo của GV-NV trong TTSP” với tỉ lệ 8,2% (phụ lục 2 kèm theo).
Kết quả khảo sát đặt ra những ưu điểm cũng như hạn chế của nhà trường trong công tác nhận thức những giá trị của khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm, có những giá trị được nhận thức và hiệu quả nhận thức rất cao, nhưng cũng có những giá trị chưa được đánh giá cao ở cả 02 mức độ hiện diện và hiệu quả. Điều đó yêu cầu các nhà trường cần có sự nhìn nhận lại, đánh giá lại những nội dung của đặc trưng này, trong đó cần tập trung cao vào xây dựng cơ chế khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy không ngừng học tập trong tập thể sư phạm, để hình thành nên tập thể sư phạm năng động, nhân văn và đoàn kết.
e. Phương pháp tư duy hệ thống ở tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam
Tư duy hệ thống là một tư duy mới, phá bỏ những định kiến cũ, giúp đơn vị vận hành trên cơ sở tính hệ thống, khuyến khích sự sáng tạo và liên kết, giúp đơn vị phát triển bền vững hơn.
Để hiểu được đặc trưng này có vị trí như thế nào trong tập thể sư phạm tại các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, bảng kết quả khảo sát 2.7 sẽ cho thấy rõ hơn dưới đây:
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đặc trưng “ tư duy hệ thống” của TTSP
Phương pháptư duy hệ thống Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả X Thứ bậc X Thứ bậc Mỗi thành viên ý thức được vai trò, vị
trí và nhiệm vụ của bản thân trong bức tranh tổng quát của nhà trường
3,73 1 3,90 1
Hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa công việc từng giáo viên, nhân viên với công việc và mục tiêu phát triển của nhà trường
3,48 4 3,52 4
Trong vận hành công việc nếu xảy ra những hạn chế, tồn tại thì tập trung tìm ra điểm, mắc xích yếu để điều chỉnh, hạn chế tối đa việc quy tội cá nhân
3,66 2 3,70 3
Ý tưởng mới được khuyến khích thực hiện trên nguyên tắc không được tách rời khỏi toàn bộ hệ thống hoạt động của nhà trường
3,52 3 3,74 2
3,60 3,72
Kết quả khảo sát cho thấy: Mức độ rất thường xuyên và rất hiệu quả đều có tỉ lệ đồng ý cao từ 60,3% đến 90,2% (phụ lục 2 kèm theo), điều đó đã nói lên rằng hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên đều quan tâm về vấn đề tư duy hệ thống. Cao nhất trong các biểu hiện của đặc trưng là “ mỗi thành viên ý thức được vai trò, vị trí và nhiệm vụ của bản thân trong bức tranh tổng quát của nhà trường” với tỉ lệ phần trăm mức độ hiện diện rất thường xuyên là 75,4% và mức độ rất hiệu quả là 90,2% (phụ lục 2 kèm theo), hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên cho rằng mọi người cần phải hiểu được mục đích, chiến lược, định hướng của nhà trường, qua đó mỗi cá nhân đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung.
Các biểu hiện còn lại cũng có tỉ lệ rất thường xuyên và rất hiệu quả ở mức cao. Như vậy, đa số các thành viên trong tập thể sư phạm các trường đã có sự chú trọng hoàn thiện bản thân trong tổng thể hệ thống vận hành của đơn vị để góp sức xây dựng đơn vị phát triển bền vững, lâu dài. Sự hướng đến hợp tác làm việc cùng nhau được thể