Chiến lược phát lộ

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 41)

8. Kết cấu luận văn

1.5.6. Chiến lược phát lộ

Trong tổ chức học tập, người Hiệu trưởng có tầm ảnh hưởng đến mục tiêu, phương hướng của tổ chức, nhưng họ không kiểm soát hay chỉ đạo thực hiện chiến lược một mình mà cần đến năng lực và sự giúp đỡ của các thành viên trong tập thể sư phạm. Chiến lược của nhà trường sẽ hình thành và xuất hiện thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận. Có sự phối hợp giữa lãnh đạo với các thành viên trong nhà trường trong việc kiểm soát thực hiện các mục tiêu, phương hướng, chiến lược của nhà trường, các thành viên khuyến khích thảo luận tham gia đóng góp ý kiến về các giá trị và tư tưởng dựa trên ý kiến của riêng mình nhằm xây dựng các chiến lược mới cho nhà trường Trên cơ sở đó, mỗi thành viên trong nhà trường sẽ liên tục được thử nghiệm và được giao nhiệm vụ mới, công việc mới với những điều kiện cần thiết để hoàn thành. Họ sẽ liên tục suy nghĩm tìm tòi và thực nghiệm ý tưởng công tác mới cho nhà trường.

Trong tổ chức học tập, kết quả của nhà trường là sản phẩm của một tập thể luôn tự tìm cách làm hay chứ không phải là sản phẩm của riêng Hiệu trưởng, không phải là kết quả của sự vạch sẵn do Hiệu trưởng đề ra. Lãnh đạo khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên đi tiên phong ở một số thay đổi ban đầu, làm nhiệm vụ mới, công việc mới và chấp nhận những thất bại ban đầu

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã thể hiện đầy đủ các lý luận khoa học về tập thể sư phạm, tổ chức học tập và các đặc trưng của tổ chức học tập và điều kiện để hình thành, xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập: đã nêu được những vấn đề chính của khái niệm tổ chức học tập, lý luận đã chỉ rõ tư tưởng cơ bản của “tổ chức biết học hỏi” là “giải quyết vấn đề” thay vì các tổ chức truyền thống được thiết kế nhằm thực hiện một sứ mệnh định sẵn, qua đó chỉ rõ, so sánh sự khác nhau giữa tổ chức truyền thống với tổ chức học tập.

Về các đặc trưng cơ bản của tổ chức học tập: lý luận đã rõ 05 đặc trưng cơ bản của tổ chức học tập:Quan điểm tầm nhìn được chia sẻ ở tập thể sư phạm; Hình thành và phát triển các nhóm, đội ham học hỏi; Chú trọng ý thức làm chủ, tự làm chủ của bản thân; Xây dựng khuôn mẫu tinh thần trong tập thể sư phạm; Phương pháp tư duy hệ thống

Về điều kiện để hình thành tổ chức học tập: lý luận đã chỉ ra để hình thành tổ chức học tập cần phải hội tụ các điều kiện: Sự lãnh đạo hướng đến thay đổi; Cấu trúc tổ chức theo chiều ngang ; Sự ủy quyền cho các thành viên ; Sự chia sẻ thông tin và truyền thông; Nền tảng văn hóa tích cực; Chiến lược phát lộ

Tóm lại: việc xây dựng một nhà trường với văn hóa tổ chức học tập rất quan trọng, các cơ sở lý luận đã chỉ ra để tiến hành quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng biết học tập là một công việc phức tạp, nhiều phần việc, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả tập thể sư phạm nhà trường và nhiều trường trên cùng địa bàn huyện.

Mặc dù khó khăn như vậy, nhưng những cơ sở lý luận trên là luận cứ để khảo sát, phân tích thực trạng trong quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường THPT huyện Tây Giang ở Chương II. Việc tổ chức khảo sát, nghiên cứu sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc mở ra thêm nhiều hướng đi cho công tác phát triển toàn diện giáo dục nhà trường phổ thông trên địa bàn huyện Tây Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI CÁC TRƯỜNG

THPT HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

- Nhằm tìm hiểu thực trạng về TTSP các trường THPT huyện Tây Giang và thực trạng công tác xây dựng TTSP của nhà trường.

- Đánh giá công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giảng tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý tập thể sư phạm.

2.1.2. Nội dung khảo sát

a. Khảo sát mức độ nhận thức của CB, GV-NV và HS các trường THPT huyện Tây Giang về việc xây dựng TTSP theo hướng tổ chức học tập.

b. Khảo sát thực trạng xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

c. Khảo sát thực trạng công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.1.3. Mẫu khảo sát

a. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của 02 trường THPT Tây Giang và THPT Võ Chí Công.

b. Số lượng mẫu phiếu được phân bổ:

Đối tượng Trường

THPT Tây Giang THPT Võ Chí Công

Cán bộ quản lý 2 2

Giáo viên, nhân viên 33 24

2.1.4. Kế hoạch tổ chức và phương pháp khảo sát

a. Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 04/2020 đến tháng 05/2020.

- Địa bàn khảo sát: 02 trường THPT trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

b. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồ sơ và các tài liệu về xây dựng tập thể sư phạm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; lấy ý kiến chuyên gia về các biện pháp quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên phương pháp chủ đạo, căn cứ chính vẫn là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

lý, giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam:

+ Mục đích: Thu thập các số liệu về các vấn đề liên quan đến xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

+ Nội dung:

Điều tra mức độ nhận thức của CB, GV-NV và HS các trường THPT huyện Tây Giang về việc xây dựng TTSP theo hướng tổ chức học tập.

Điều tra thực trạng xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Điều tra thực trạng công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

+ Tiến trình thực hiện:

Bước 1: Xác định vấn đề cần điều tra để xây dựng phiếu điều tra. Bước 2: Điều tra thử, lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện phiếu. Bước 3: Tiến hành phát phiếu điều tra và nghiên cứu thực tiễn. Bước 4: Thu thập số liệu.

Bước 5: Phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo đánh giá.

+ Cách thức xử lý số liệu:

Sử dụng công thức thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục, công thức tính điểm trung bình để phân tích thông tin:

4 i i i 1 1 X x n N = =  Trong đó

xi :là điểm được cho ứng với mỗi nội dung i. ni:là số người cho điểm ở nội dung tương ứng. N: là tổng số người cho điểm mỗi nội dung.

Bảng phân loại đánh giá và số điểm trung bình thang đo 4 mức

Định tính Định lượng Điểm trung bình

Không quan trọng/ Không thường

xuyên/Không ảnh hưởng 1 điểm X≤ 1,75 Ít quan trọng/ Ít thường xuyên/ Ít ảnh

hưởng 2 điểm 1.75 <X ≤ 2.5

Quan trọng/ Thường xuyên/Bình thường 3 điểm 2.5 <X ≤ 3.25 Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Ảnh

2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Nam và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đặc điểm của các trường THPT huyện và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đặc điểm của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và sự cần thiết xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và Giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam. Nam.

Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10.408 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp huyện với dân số gần 1,5 triệu người có 93,6% là dân tộc kinh, gần 6,4% dân số là các dân tộc ít người (trong đó chủ yếu là dân tộc Cơ-Tu, Xơ đăng, Mnông, Co, Gié-Triêng,..); dân số thành thị chiếm 17,51%; dân số 15 tuổi trở lên hơn 1,09 triệu người chiếm tỷ lệ 72,94% trong tổng dân số.

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, cùng với thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam đã có bước phát triển ngoạn mục. Từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, đến nay Quảng Nam đã trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung và trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương. Theo đó, quy mô kinh tế tăng hơn 30 lần, trong đó công nghiệp - dịch vụ chiếm hơn 88% trong cơ cấu kinh tế, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 160 lần so với năm đầu tái lập. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

2.2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và Giáo dục đào tạo huyện Tây Giang, Tỉnh Quảng Nam

Năm 2003, huyện Tây Giang được tái lập theo Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Hiên trước đây thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang. Buổi đầu, Tây Giang phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức: xuất phát điểm về kinh tế và kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, đời sống của đại đa số nhân dân còn nghèo đói, một số phong tục tập quán còn lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất.

Đến năm 2019, tổng thu ngân sách Nhà nước toàn huyện là: 683.583 triệu đồng, đạt: 173% dự toán giao đầu năm; trong đó: Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn năm 2019 là 22.097/ 24.390 triệu đồng, đạt 90,60% dự toán. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2019, ước thực hiện là: 683.583 triệu đồng; đạt 173% dự toán giao đầu năm.

Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019. Kết quả có 1.932 hộ nghèo (chiếm 38,07%), giảm 187 hộ nghèo (tương ứng giảm 5,07% so với năm 2018); hộ cận nghèo 91 hộ (tương ứng giảm 1,79% so với năm 2018).Tính đến 15/12/2019, bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn huyện là 11,2 tiêu chí/xã, tăng bình quân 02 tiêu chí/xã so với năm 2018.

Về giáo dục: huyện Tây Giang còn nhiều hạn chế và khó khăn, nhưng dưới sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, đến nay ngành giáo dục huyện có nhiều tiến triển tích cực, hệ thống trường lớp được đầu tư khang trang và đến từng thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

2.2.3. Đặc điểm của các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và sự cần thiết xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập sự cần thiết xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

a. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của các trường THPT huyện Tây giang, tỉnh Quảng Nam.

Trường THPT Tây Giang: Huyện Tây Giang được tái lập năm 2003. Đến năm 2005 Trường THPT Tây Giang được thành lập theo Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 17/8/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Trường có nhiều khu, hạng mục công trình: gồm 18 phòng học, 01 khu thí nghiệm thực hành (với 3 phòng thí nghiệm, 01 phòng thực hành, 01 phòng thư viện), 01 khu làm việc, 01 khu ở cho cán bộ, giáo viên với 16 phòng, 01 khu ở của học sinh với 60 phòng cùng 01 nhà ăn học sinh.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Năm học 2019 – 2020: 35 người (02 cán bộ quản lý), trong đó có 01 thạc sĩ. Trải qua nhiều năm hoạt động, trường đã có nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên nhân viên làm việc, chuyển công tác về các huyện trong tỉnh Quảng Nam, vì thế đại đa số đội ngũ của nhà trường còn rất trẻ, có tâm huyết, có chuyên môn nhưng còn thiếu kinh nghiệm công tác.

Học sinh: có 374 học sinh, có 10 lớp với 03 khối lớp 10, 11, 12.

Đây là trường THPT đầu tiên của Huyện Tây Giang. Trải qua gần gần 15 năm thành lập và phát triển, về cơ bản, hiện nay nhà trường đã được trang bị tương đối đầy đủ các điều kiện dạy học, ăn, ở, sinh hoạt, học tập của giáo viên và học sinh.

Đối tượng học sinh của nhà trường chủ yếu là người dân tộc Cơtu của 06 xã vùng thấp huyện Tây Giang gồm: Atiêng, Lăng, Anông, Dang, Bhaalee, Avương.

Trường THPT Võ Chí Công:

Được thành lập theo Quyết định số 3670/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên vì điều kiện thi công phức tạp, khó khăn nên ngày 03/9/2018 trường mới khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động, giảng dạy.Trường ra đời đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh 04 xã vùng cao (Axan, Gari, Ch’ơm, Tr’hy) huyện Tây Giang, học sinh không phải đi gần 60 km để đến trường như trước kia. Trường được xây dựng trên diện tích hơn 2 ha, trong đó gồm 12 phòng học, 01 khu ở của học sinh với 30 phòng cùng 01 nhà ăn học sinh. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học, sinh hoạt còn rất nhiều thiếu thốn, điều kiện kinh tế xã hội nói chung còn khó khăn nên cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường.

Năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 26 người (02 cán bộ quản lý). Giáo viên chủ yếu là người đồng bào Cơtu.

Học sinh: có 262 học sinh, có 07 lớp với 03 khối lớp 10, 11, 12. Thành phần học sinh 99% là con em người đồng bào Cơ tu.Chất lượng tuyển sinh đầu vào của các trường không cao, địa bàn tuyển sinh rộng, tỷ lệ học sinh dân tộc nhiều nên trong những năm qua chất lượng hai mặt giáo dục không cao, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều.

Mục tiêu:

Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ngoài mục tiêu chung như trên, do đặc thù đóng chân tại vùng biên giới, 02 trường THPT huyện Tây Giang còn gốp phần tạo ra thế hệ công dân có chất lượng, bổ sung nguồn nhân lực để phục vụ công cuộc xây dựng quê hương Tây Giang thoát nghèo, vươn lên trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, giữ gìn chủ quyền an ninh biên giới của tỉnh Quảng Nam và đất nước.

Vị trí, vai trò, nhiệm vụ:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)