Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 89 - 133)

8. Kết cấu luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

a.Tính cấp thiết

Qua quá trình khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập, kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang

TT Nội dung biện pháp

Mức độ cấp thiết (CT) X Thứ bậc Rất cấp thiết (%) Cấp thiết (%) Không cấp thiết (%) 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

67,2 32,8 0

2,67 6

2

Đẩy mạnh quản lý công tác truyền thông trong tập thể sư phạm về chiến lược phát triển của nhà trường.

59 41 0 2,59 7

3

Tổ chức công tác phối hợp hiệu quả giữa các tổ, đội nhóm và các đoàn thể trong nhà trường

82 18 0 2,82 4

4 Xây dựng hệ thống thông tin đa

chiều, minh bạch và hiệu quả 68,9 31,1 0 2,69 5

5

Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo.

85,2 14,8 0 2,85 2

6

Tổ chức thực hiện đánh giá, khen thưởng công bằng, công khai và chính xác.

83,6 16,4 0

2,84 3

7

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm chủ bản thân của tập thể sư phạm tại các trường THPT.

54,1 45,9 0 2,54 8 8 Xây dựng ý thức trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức học tập tại các trường THPT. 86,9 13,1 0 2,87 1 2,73

Kết quả khảo sát cho thấy:

Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ rất cấp thiết, thể hiện qua điểm trung bình X = 2.73 và có 08/08 biện pháp được đánh giá mức độ rất cấp thiết chiếm tỷ lệ cao (từ 54,1% đến 86,9%). Điều đó chứng mình rằng công tác xây dựng tập thể sư phạm các trường THPT huyện Tây Giang theo hướng tổ chức học tập là việc làm rất cấp thiết.

Các biện pháp đề xuất được đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá rất cao đó là:

+ Xây dựng ý thức trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức học tập tại các trường THPT: 86,9%

+ Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo: 85,2%

+ Tổ chức thực hiện đánh giá, khen thưởng công bằng, công khai và chính xác: 83,6%

+ Tổ chức công tác phối hợp hiệu quả giữa các tổ, đội nhóm và các đoàn thể trong nhà trường: 82%

- Những biện pháp còn lại cũng được CBGV-NV đánh giá ở mức độ rất cấp thiết từ 59% đến 68,9% như:

+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập: 67,2%

+ Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều, minh bạch và hiệu quả: 68,9%

+ Đẩy mạnh quản lý công tác truyền thông trong tập thể sư phạm về chiến lược phát triển của nhà trường: 59%

Tuy nhiên vẫn có biện pháp còn đánh giá mức độ rất cấp thiết thấp, đó là biện pháp “Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm chủ bản thân của tập thể sư phạm tại các trường THPT” (chiếm 54,1%). Qua đó nhìn nhận một thực tế là chất lượng, hiệu quả thiết thực của công tác tổ chức hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm chủ bản thân còn hạn chế, mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và mang lại hứng thú cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, do đó khi tiến hành biện pháp này cần có sự đầu tư bài bản về hình thức, phương pháp và nội dung.

b.Tính khả thi

Qua quá trình khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập, kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

ở các trường THPT huyện Tây Giang

STT

Nội dung biện pháp

Mức độ khả thi X Thứ bậc Rất khả thi (%) Khả thi (%) Không khả thi (%) 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

88,5 11,5 0 2,89 2

2

Đẩy mạnh quản lý công tác truyền thông trong tập thể sư phạm về chiến lược phát triển của nhà trường.

68,9 26,2 4,9 2,64 6

3

Tổ chức công tác phối hợp hiệu quả giữa các tổ, đội nhóm và các đoàn thể trong nhà trường

86,9 13,1 0 2,87 3

4 Xây dựng hệ thống thông tin đa

chiều, minh bạch và hiệu quả 82 18 0 2,82 4

5

Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo.

57,4 42,6 0 2,57 8

6 Tổ chức thực hiện đánh giá, khen thưởng công bằng, công khai và chính xác.

65,6 27,9 6,6 2,59 7

7

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm chủ bản thân của tập thể sư phạm tại các trường THPT. 73,8 23 3,3 2,7 5 8 Xây dựng ý thức trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức học tập tại các trường THPT. 90,2 9,8 0 2,9 1 2,75

Hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên đều nhận thấy tính khả thi của các biện pháp xây dựng tập thể sư phạm các trường THPT huyện Tây Giang theo hướng tổ chức học tập (từ 57,4% đến 90,2%). Trong đó có các biện pháp được số cán bộ, giáo viên, nhân viên đánh giá có tính khả thi cao là:

+ Xây dựng ý thức trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức học tập tại các trường THPT: 90,2%

+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập: 88,5%

+ Tổ chức công tác phối hợp hiệu quả giữa các tổ, đội nhóm và các đoàn thể trong nhà trường: 86,9%

+ Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều, minh bạch và hiệu quả: 82%

Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá tính rất khả thi cao. Tuy nhiên vẫn còn băn khoăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên về tính khả thi của một số biện pháp, do đó vẫn còn một bộ phận nhỏ những người được khảo nghiệm đánh giá không khả thi, như: “Đẩy mạnh quản lý công tác truyền thông trong tập thể sư phạm về chiến lược phát triển của nhà trường (4,9%), Tổ chức thực hiện đánh giá, khen thưởng công bằng, công khai và chính xác.(6,6%), Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm chủ bản thân của tập thể sư phạm tại các trường THPT (2,7%), điều đó đặt ra những vấn đề cần giải quyết khi áp dụng các biện pháp này vào công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang, đó là: cần xác định rõ sứ mệnh của nhà trường, cần hoàn thiện cơ chế, cách đánh giá, nhận xét, khen thưởng sao cho phù hợp với thực tiễn công tác, thiết lập các điều kiện để tổ chức công tác bồi dưỡng…..Tuy nhiên những ý kiến đánh giá không khả thi chiếm tỉ lệ rất thấp, không phải là ý kiến đại đa số nên không thể vì vậy mà bỏ qua những giá trị của biện pháp, mặc khác nhà lãnh đạo nên xem số liệu không khả thi đó là một kênh thông tin hữu ích để nhà trường khi tiến hành các biện pháp sẽ chú trọng khắc phục những hạn chế, trở ngại, làm cho các biện pháp được thực hiện một hiệu quả nhất.

Tóm lại: Qua bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm cho thấy: Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tán thành và ủng hộ các biện pháp do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp xây dựng tập thể sư phạm các trường THPT huyện Tây Giang theo hướng tổ chức học tập có tính cấp thiết và khả năng thực thi trong điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận tại Chương I, kết quả nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng tập thể sư phạm các trường THPT huyện Tây Giang theo hướng tổ chức học tập ở Chương 2; đề tài đề xuất 8 biện pháp xây dựng tập thể sư phạm các trường THPT huyện Tây Giang theo hướng tổ chức học tập, đó là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

- Biện pháp 2: Đẩy mạnh quản lý công tác truyền thông trong tập thể sư phạm về chiến lược phát triển của nhà trường.

- Biện pháp 3: Tổ chức công tác phối hợp hiệu quả giữa các tổ, đội nhóm và các đoàn thể trong nhà trường

- Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều, minh bạch và hiệu quả trong nhà trường.

- Biện pháp 5: Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo.

- Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện đánh giá, khen thưởng công bằng, công khai và chính xác.

- Biện pháp 7: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy hệ thống, làm chủ bản thân của tập thể sư phạm tại các trường THPT.

- Biện pháp 8: Xây dựng ý thức trách nhiệm lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức học tập tại các trường THPT.

Các biện pháp đề xuất đều đảm bảo hệ thống các nguyên tắc về mặt lý luận và thực tiễn cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều có vai trò, tác dụng ảnh hưởng khác nhau nhưng lại có quan hệ biện chứng với nhau, vì vậy cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm đã thấy rõ các biện pháp đề xuất là cần thiết và khả thi, có thể áp dụng thành công trong quá trình xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu và kết quả nghiên cứu cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về vấn đề nghiên cứu lý luận của đề tài:

Về khái niệm tổ chức học tập được tiếp cận một cách đa chiều, phong phú, tuy nhiên có thể hiểu tựu trung lại Tổ chức biết học hỏi là tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, để biến đổi, phát triển và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất”. Lý luận đã chỉ rõ tư tưởng cơ bản của “tổ chức biết học hỏi” là “giải quyết vấn đề” thay vì các tổ chức truyền thống được thiết kế nhằm thực hiện một sứ mệnh định sẵn, qua đó chỉ rõ, so sánh sự khác nhau giữa tổ chức truyền thống với tổ chức học tập.

Các đặc trưng của TCBHH gồm: khả năng làm chủ cá nhân; nhu cầu về những khuôn mẫu tinh thần được chia sẻ; tầm nhìn được chia sẻ; việc học tập nhóm; phương pháp tư duy hệ thống. Căn cứ trên 05 đặc điểm này, có thể thấy việc xây dựng một “tổ chức học tập” là một thách thức không nhỏ đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cũng rất khó để tích hợp nhiều nội dung cùng một lúc. Vì vậy có thể nhận định và lựa chọn đặc điểm tư duy hệ thống là đặc điểm tích hợp tất cả các đặc điểm khác và là nền tảng cho tất cả các đặc điểm.

Về điều kiện để hình thành tổ chức học tập: lý luận đã chỉ ra để hình thành tổ chức học tập cần phải hội tụ các điều kiện: Sự lãnh đạo hướng đến thay đổi; Cấu trúc tổ chức theo chiều ngang; Sự ủy quyền cho các thành viên; Sự chia sẻ thông tin và truyền thông; Nền tảng văn hóa tích cực; Chiến lược phát lộ

1.2. Về thực trạng công tác quản lý xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang:

Về mặt nhận thức, đại đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đã có sự hiểu biết và quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức học tập, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa hiểu hết về vấn đề này.

Về đặc trưng của TCHT: Mức độ hiện diện và hiệu quả của các đặc trưng được đội ngũ đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cơ bản: Lãnh đạo nhà trường chưa phát huy hết năng lực trong việc xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Chưa phát huy triệt để tinh thần chia sẻ của các thành viên, nên có phần hạn chế quyền dân chủ, khả năng sáng tạo của CBGV-NV nhà trường. Ý tưởng mới chưa được thúc đẩy mạnh mẽ, chưa được tạo điều kiện tốt nhất để đi vào công việc và cuộc sống; ý thức học tập nhóm, làm việc nhóm chưa cao, đôi khi chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, tổ, đoàn thể trong nhà trường; lãnh đạo nhà trường đã

xác định được sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, tuy nhiên công tác tuyên truyền, quảng bá chưa được đẩy mạnh, sâu rộng đến toàn thể CBGV-NV.

Về điều kiện xây dựng nhà trường thành TCHT:Các trường đã có sự chú trọng chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà trường thành TCBHT. Trong công tác lãnh đạo đã có sự phân cấp. CBGV-NV đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu được trách nhiệm của mình, được khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, mức độ quan tâm và đầu tư chưa đúng mức: CBGV-NV chưa phát huy triệt để khả năng sáng tạo của cá nhân; nhà trường chưa xây dựng cơ chế đánh giá, khen thưởng xứng đáng để động viên CBGV-NV trải nghiệm mới. Phong cách lãnh đạo vẫn còn mang tính mệnh lệnh, hành chính, chưa tạo ra bầu không khí thực sự dân chủ toàn diện, vẫn còn rào cản trong việc thông tin hai chiều giữa lãnh đạo nhà trường với cấp dưới, do đó vẫn hạn chế nguồn thông tin từ dưới lên để giúp lãnh đạo ra quyết định đúng đắn hơn; Nhà trường chưa phát huy hiệu quả của các tổ, đội nhóm; lãnh đạo nhà trường cũng như giáo viên, nhân viên còn rất rụt rè, chưa dám chấp nhận mạo hiểm để đổi mới, chưa dám chấp nhận những thất bại bước đầu để có cách làm mới.

1.3. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 08 biện pháp xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập ở các trường THPT huyện Tây Giang

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập

- Biện pháp 2: Đẩy mạnh quản lý công tác truyền thông trong tập thể sư phạm về chiến lược phát triển của nhà trường.

- Biện pháp 3: Tổ chức công tác phối hợp hiệu quả giữa các tổ, đội nhóm và các đoàn thể trong nhà trường

- Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều, minh bạch và hiệu quả trong nhà trường.

- Biện pháp 5: Xây dựng tập thể sư phạm có ý thức học tập suốt đời, phát triển các mối quan hệ, khuyến khích thử nghiệm và sáng tạo.

- Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện đánh giá, khen thưởng công bằng, công khai và

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng tập thể sư phạm theo hướng tổ chức học tập tại các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 89 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)