Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn sinh động của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 57 - 58)

2 Các yếu tố chủ quan

3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn sinh động của địa phương.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Giải pháp này nhằm chỉ đạo giáo viên gắn nội dung chương trình học với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh. Việc gắn kết này sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, hình thành kĩ năng thích ứng với môi trường sống.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy nội dung dạy học đưa vào chương trình gắn với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh được đánh giá thấp hơn các khía cạnh khác của việc xác định nội dung dạy học, ở mức trên trung bình và mức thấp so với các nội dung khác. Do vậy, việc gắn nội dung chương trình học với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh là rất cần thiết đối việc hình thành năng lực cho học sinh TH.

Tổ chức hoạt động dạy học cần gắn nội dung của các bài học, môn học với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngay của học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nhà trường cần gắn nội dung chương trình học của bậc TH với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh.

Giáo viên trong giảng dạy cần gắn nội dung chương trình học của bậc TH với thực tiễn sinh động tại địa phương và cuộc sống hằng ngày của học sinh. Việc gắn kết này sẽ giúp học sinh quý trọng các giá trị lịch sư, hình thành tình yêu lao động, yêu quê hương hơn.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Các tổ bộ môn gắn nội dung từng bài học, môn học với thực tiễn của địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông với những lợi thế và điều kiện địa lý tự nhiên – vùng đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, trồng các cây ăn trái, chăn nuôi gia súc,…

Hiệu trưởng của nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn gắn nội dung chương trình học của bậc TH với thực tiễn sinh động tại địa phương. Đó là, truyền thống lao động sản xuất nông nghiệp…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w