2 Các yếu tố chủ quan
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Sau giải pháp đề tài đề xuất có mỗi liên hệ qua lại với nhau, ảnh hướng và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trương TH trên địa bàn huyện ĐGL, tỉnh Đắk Nông. Mối liên hệ này thể hiện như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường TH. Đây là giải pháp làm nền tảng để thực hiện các giải pháp còn lại. Bởi vì các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp
cận năng lực học sinh ở các trường TH trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông hiện nay cần dựa trên các tiêu chí quản lý hoạt động dạy học này.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn sinh độngcủa địa phương là cụ thể hóa của giải pháp 1, cũng như giải pháp 6.
Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh TH là cụ thể giải pháp 1 và nâng cao hiệu quả thực hiện giải pháp 6 và liên quan chặt chẽ với giải pháp 2.
Giải pháp 4: Cũng là cụ thể hóa trong thực hiện các tiêu chí quản lý hoạt động học trong quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh (giải pháp 2), liên quan đến giải pháp 3, giải pháp 4.
Giải pháp 5: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lục học sinh nhằm nâng cao năng lực học tập cho học sinh thực hiện giải pháp 2, giải pháp 3, giải pháp 4.
Giải pháp 6: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học để phát triển năng lực dạy học của giáo viên góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp 2; giải pháp 3; giải pháp 4 và giải pháp 5.