Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giũa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 61 - 63)

2 Các yếu tố chủ quan

3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giũa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hướng của các yếu tố đến quán lý hoạt động dạy học theo hướn tiếp cận năng lực học sinh TH cho thấy yếu tố phối hợp giữa nhà trường và gia đình có ảnh hướng ở mức độ ảnh hướng nhiều. Do vậy, đây được xem là một trong những yếu tố có ảnh hướng mạnh tới hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH. Chính vì vậy, luận văn đề xuất giải pháp chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH nhằm mục đích sau đây:

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH đóng vai trò quan trong trong việc thực hiện mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH. Để hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH cần hoàn thiện và xây dựng cở chế phối hợp cũng như nâng cao năng lực bộ máy quản lý phối hợp gia đình nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh có vai trò vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học

theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Bởi lẽ, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, linh hoạt, đầy trách nhiệm của nhà trường và gia đình học sinh đối với hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trường TH sẽ tạo ra được mối quan hệ bền chặt, tốt đẹp giũa các bộ phận trong nhà trường ( Lãnh đạo nhà trường, thành viên trong Tổ phối hợp, các giáo viên) và Hội cha mẹ học sinh cũng sẽ tạo ra được sự thống nhất chặt chẽ, liên tục trong hoạt động dạy học về các mặt không gian và thời gian. Do vậy, giải pháp này có những nội dung sau:

Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH.

Thành lập tổ quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH dủ về cơ cấu, số lượng, thành phần, đúng với quyền hạn, chức trách được giao.

Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ( Lãnh đạo nhà trường; giáo viên; Hội cha mẹ học sinh).

Quy định rõ nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp giữa gia đình nhà trường trong quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, các thành viên trong nhà trường và tổ quản lý phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và gia đình học sinh tham gia.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh TH. Dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT huyện Đăk Glong về hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực tại trường phổ thông, các nhà trường TH, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông dựa vào đặc thù riêng của tỉnh, của huyện, của nhà trường Ban hành Quy định về quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Ngoài các nội dung cơ bản theo theo thể thức văn bản hành chính quy định về quản lý phối hợp giữa giữa gia đình nhà trường trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh phải có các nội dung sau:

1). Thành lập tổ quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tại các trường TH. Trong tổ quản lý phải có thành phần Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên; Đại diện cha mẹ học sinh. Nhiệm vụ cụ thể của tổ quản lý này gồm:

Phối hợp với Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên; Hội cha mẹ học sinh lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tại nhà trường và gia đình.

Phối hợp với Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên; Hội cha mẹ học sinh triển khai các hoạt động cụ thể để giám sát giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh tại nhà trường và gia đình.

Ngay sau khi Ban hành quyết định tổ quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường trong quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, quyết định này được phổ biến tới từng thành viên của tổ và cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh.

2). Quy định rõ nội dung phối hợp giữa gia đình nhà trường trong quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3). Xác định phân công trách nhiệm cụ thể, hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong Tổ phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực lực học sinh.

4). Xác định quy trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

5). Đánh giá tổ chức việc phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và gia đình học sinh tham gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w