2 Các yếu tố chủ quan
3.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát triển năng lực học sinh TH
hướng phát triển năng lực học sinh TH
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp này nhằm tổ chức cho giáo viên tăng cường đổi mới việc sư dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Ngoài việc sư dụng phương pháp dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cho học sinh cần sư dụng các phương pháp dạy học tích cực khác như nghiên cứu khoa học; bàn tay nặn bột, thảo luận, bài tập tình huống, khám phá, thực hành, thí nghiệm…Việc sư dụng các phương pháp này sẽ là cơ sở quan trọng để hình thành năng lực của học sinh TH.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy mức độ thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó, một số phương pháp dạy học rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh lại chưa được sư dụng tốt. Trong đó có các phương pháp như: thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Do vậy, giải pháp này sẽ tập trung vào các nội dung sau:
Tăng cường sư dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động, tự phát triển năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quan và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau để rèn năng lực khác nhau của học sinh.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng trường TH chỉ đạo các tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên tăng cường sư dụng các phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh. Trong đó, các phương pháp cần được sư dụng gồm: nghiên cứu khao học; bàn tay nặn bột, thảo luận, bài tập tình huống, khám phá, thực hành, thí nghiệm.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Quan tâm chỉ đạo giáo viên chọn lựa và sư dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học đặc thù của môn học để thực hiện, đảm bảo được nguyên tắc: Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập ( Tăng cường trao đổi, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh).
Chỉ đạo giáo viên cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống. Trước hết người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sư dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài trên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xư lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.
Chỉ đạo giáo viên chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn. Phương pháp dạy học có mỗi quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sư dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sư dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trong trong dạy học các bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn.
3.2.4. Giải pháp 4:Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạngtheo hướng phát triển năng lực học sinh TH