Giải pháp 4:Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 60 - 61)

2 Các yếu tố chủ quan

3.2.4. Giải pháp 4:Tổ chức các hình thức dạy học phong phú, đa dạng theo hướng phát triển năng lực học sinh TH

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Việc tổ chức đa dạng các hình thức dạy học sẽ giúp học sinh hứng thú trong học tập, giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập, qua đó nâng cao nhận thức và năng lực của học sinh. Vì vậy, giải pháp này nhằm tăng cường sự quan tâm của Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn đến việc tổ chức đa dạng các hình thức học cho học sinh nhằm hình thành năng lực cho học sinh TH.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Sư dụng phương pháp dạy học tích cực, sẽ giúp học sinh tổ chức đa dạng các hình thức học tập, tạo động lực cho học sinh học tốt, giúp học sinh TH hình thành năng lực.

Đối với các hoạt động học tập trên lớp, nhà trường càn tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo cho học sinh như các giờ học lý thuyết, các giờ thực hành. Cần tăng cường các giờ thực hành cho học sinh để qua đó hình thành các kỹ năng cho học sinh, cũng như củng cố các kiến thức đã học.

Tổ chức các hoạt động xã hội như: Tham quan, thăm di tích lịch sư, hoạt động trải nghiệm,…Hàng quý, giáo viên chủ nhiệm các lớp có thể tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sư để qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần uống nước, nhớ nguồn cho học sinh, đồng thời nâng cao năng lực học các môn xã hội cho học sinh, trước hết là môn lịch sư.

Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: Vui chơi, giải trí. Cắm trại, tổ chức dã ngoại. Qua cac hoạt động ngoại khóa này giúp cho học sinh có tâm trạng tích cực. Tâm trạng này sẽ giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. Các hoạt động ngoại khóa này còn tăng cường tính hợp tác, tinh thần chia sẻ, vị tha và cộng đồng của học sinh trong học tập và cuộc sống.

Tổ chức nhiều hoạt động học tập văn hóa như: Câu lạc bộ Cồng chiêng, Diễn đàn Điều em muốn nói, Đêm giao lưu văn nghệ, Biểu diễn thời trang…để phát triển năng lực năng khiếu, âm nhạc và giúp học sinh trải nghiệm học tập một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đầy bản sắc và dấu ấn riêng của người dân tộc Tây Nguyên. Tổ chức trải nghiệm học tập gắn với di sản văn hóa với các địa phương để giáo dục hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng trường TH chỉ đạo các tổ bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo cho học sinh như các giờ học lý thuyết, các giờ thực hành. Cần tăng cường các giờ thực hành cho học sinh để qua đó hình thành các kỹ năng cho học sinh, cũng như củng cố các kiến thức đã học.

Chỉ đạo các tổ bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động xa hội cho học sinh như: Tham quan, thăm di tích lịch sư, tổ chức các hoạt động về nguồn,…để qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần uống nước, nhớ nguồn cho học sinh.

Chỉ đạo các tổ bộ môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: Vui chơi, giải trí, cắm trại, tổ chức dã ngoại. Qua các hoạt động ngoại khóa này giúp cho học sinh có tâm trạng tihcs cực cho học sinh.

3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giũa nhà trường vàgia đình trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w