II. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
4. Các phương pháp phân tích khác
4.1. Phương pháp cân đối
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối như:
Tài sản và nguồn vốn kinh doanh Các nguồn thu với các nguồn chi.
Nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán. Nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong cộng tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngay cả trong công tác hạch toán, nhằm nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4.1.1. Điều kiện áp dụng
Các nhân tố có mối quan hệ tổng hoặc hiệu với chỉ tiêu phân tích
4.1.2. Nội dung phương pháp
Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích ta cần xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ goocscuar nhân tố đó mà không cần quan tâm đến nhân tố khác
Tuy nhiên cần chú ý đến mối quan hệ thuận hoặc nghịch giữa các nhân toosanhr hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ:
Giả sử có 3 nhân tố a, b, c có quan hệ tổng hoặc hiệu với chỉ tiêu Q. Phân tích mức độ ảnh hưởng của a, b, c đối với chỉ tiêu Q
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Gọi Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc.
Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế Q = a - b + c
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích : Q = Q1 - Q0 - Kỳ phân tích: Q1 = a1 - b1 + c1
- Kỳ gốc: Q0 = a0 - b0 + c0
Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q
Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố.
Áp dụng phương pháp số cân đối để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Qa = a1 - a0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = - (b1 - b0) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Qc = c1 - c0
Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và phân tích:
Qa +Qb + Qc = Q
Bước 5: Nhận xét – Kết luận
4.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tổ là phương pháp phân chia các chỉ tiêu kinh tế thành từng nhóm, tổ khác nhau theo một tiêu thức nhất định nào đó để dễ nghiên cứu. Ví dụ có thể phân tổ theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, phân bổ theo phạm vi kinh doanh …
- Phân tổ theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết này giúp ta có thể đánh giá chính xác sự biến động bên trong của các chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ: Giá thành sản xuất chi tiết thành các khoản mục chi phí. - Phân tổ theo thời gian phát sinh.
Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình tổng hợp của từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau, có những nguyên nhân tác động sẽ không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó sẽ có biện pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Chi tiết hoạ động kinh doanh theo tháng, quy của năm để nghiên cứu. - Phân tổ theo bộ phận và phạm vi kinh doanh.
Kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp thường do nhiều bộ phận ở nhiều địa điểm khác nhau tạo nên, việc chi tiết này nhằm đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
* Ngoài các phương pháp phân tích nêu ở trên, trong thực tế người ta còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế….