IV. Phân tích các khoản mục giá thành
2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm là phân tích lương và các khoản trích theo tỷ lệ tiền lương cho các qũy kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trả cho lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh
2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương CNSX
- Phương pháp so sánh giản đơn:
+ Số tuyệt đối: F F1 FK + Số tương đối: 1 x100% F F I K F
Trong đó: + F1: Quỹ lương thực tế + FK: Quỹ lương kế hoạch Nếu kết quả có dấu (-) là hụt chi quỹ lương. Nếu kết quả có dấu (+) là vượt chi qũy lương.
- So sánh quỹ lương: + Số tuyệt đối: K K Q Q x F F F 1 1 + Số tương đối: 1 100% 1 x Q Q x F F I K K F IQ = 1 k Q
Q : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Kết quả mang dấu (-): là biểu hiện tiết kiệm tương đối quỹ lương. - Kết quả mang dấu (+): là biểu hiện vượt chi không hợp lý quỹ lương.
b. Phân tích các nhân tố làm tăng (giảm) quỹ lương của CNSX
Quỹ lương CNSX tăng (giảm) là do ảnh hưởng của: - Số lượng lao động trực tiếp (CNSX)
- Mức lương bình quân của 1 CNSX. Quỹ lương của
CNSX (F) =
Số lương CNSX (T) x
Tiền lương bình quân 1 CN (X)
Bằng phương pháp số chênh lệch xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tăng giảm tuyệt đối của quỹ lương như sau:
F1 - FK = (T1 - TK). XK + T1 (X1 - XK)
Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có tài liệu về qũy lương của công nhân sản xuất như sau:
Chỉ tiêu ĐVT KH TT % ht 1. Giá trị SX 1000đ 2.000.00 0 2.200.00 0 110 2. Quỹ lương CNSX 1000đ 100.000 103.950 103,9 5 3. Số lượng CNSX người 200 210 105
4. Tiền lương bình quân 1 CNSX 1000đ 500 495 99 5NSLĐ bình quân 1 CN 1000đ 10.000 10.476 104,76
Qua tài liệu trên cho thấy qũy lương công nhân sản xuất tăng 3,95% với mức tăng tuyệt đối là:
103.950 - 100.000 = 3.950 (nghìn đồng) Nếu điều chỉnh với kết quả sản xuất ta có:
103.950 - (100.000 x 1,1)
103.950 - 110.000 = - 6.050 (nghìn đồng).
Như vậy tăng sản lượng doanh nghiệp đã tiết kiệm được 6.050 (nghìn đồng) chi phí tiền lương, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Quỹ lương CNSX tăng tuyệt đối 3.950 (nghìn đồng) là do: - Do số CNSX tăng làm qũy lương tăng:
(210 - 200) 500 = 5.000 (nghìn đồng).
- Do tiền lương bình quân 1 CN giảm làm cho qũy lương giảm. (495 - 500) 210 = - 1.050 (nghìn đồng)
Tổng hợp lại: + 3.950 (nghìn đồng) = 5.000 (nghìn đồng) - 1050 (nghìn đồng). Doanh nghiệp vượt chi quỹ lương là do sử dụng lao động nhiều hơn kế haọch. Nhưng nếu đối chiếu với kết quả sản xuất thì sản lượng đã tăng 10% trong khi số lượng lao động chi tăng 5%. Như vậy, việc tăng số lượng lao động vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, và vượt chi quỹ lương 5.000 (nghìn đồng) là hợp lý.
Tiền lương bình quân 1 công nhân chỉ đạt 99% giảm 1% đã làm cho qũy lương của doanh nghiệp giảm. Trong khi năng suất lao động bình quân 1 công nhân tăng 5%. Điều này cho thấy, quan hệ tỷ lệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình
quân là chưa hợp lý, cần xem xét các nguyên nhân dẫn đến giảm tiền lưong bình quân của công nhân sản xuất .
2.2. Phân tích chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm
- Mức chi phí tiền lương của 1 đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh mức hao phí lao động sống được xác định như sau:
Chi phí tiền lương của 1Sp (f) = Tổng tiền lương của sản phẩm Khối lượng sản phẩm sản xuất Hoặc.
= Thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm (t) x
Đơn giá lương tính theo đơn vị thời gian định mức (giờ, …. ngày ….) (Đg)
Như vậy, chi phí tiền lương 1 đơn vị sản phẩm tăng (giảm) là phụ thuộc vào 2 nhân tố là thời gian sản xuất sản phẩm và đơn giá lương tính theo đơn vị thời gian.
- Bằng phương pháp số chênh lệch, xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí tiền lương và giá thành đơn vị sản phẩm như sau:
+ Số tuyệt đối: f1 =- fK = (t1 - tK) ĐgK + (Đg1 - ĐgK) t1 + Số tương đối: 1 K (1 K) K ( 1 K)1 K K K f f t t Dg Dg Dg t Z Z Z
- Đánh giá nhận xét, rút ra kết luận, đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm.