1. Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị sản phẩm
Trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát chi phí, những nhà quản trị luôn quan tâm đến sự biến động của các chi phí đơn vị (còn gọi là giá thành đơn vị sản phẩm). Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành là xem xét sự biến động của
giá thành đơn vị, là tổng hợp giá thành toàn bộ sản phẩm nhằm đánh giá khái quát được tình hình giá thành của doanh nghiệp.
- Mục đích phân tích ở phần này là đánh giá được kết quả thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm sản xuất.
- Phương pháp phân tích: Dùng phương pháp so sánh (về số tuyệt đối và tương đối) để xác định chênh lệch về mức độ và tỷ lệ của giá thành đơn vị từng loại sản phẩm giữa thực tế năm nay với kế hoạch năm nay hoặc với năm trước.
Số tương đối: 100% 0 1 x Z Z IZ aZ(%) Iz 100% Số tuyệt đối tăng (giảm): Z Z1 Z0
Trong đó: Z1: giá thành đơn vị kỳ thực tế
Z0: giá thành đơn vị kỳ gốc (hoặc kỳ kế hoạch)
IZ: tốc độ phát triển giá thành hoặc tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá thành aZ: tỷ lệ tăng (giảm) giá thành
Chú ý: Để có kết quả phân tích chính xác khi phân tích biến động của giá thành, trước khi phân tích cần loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khách quan tác động đến giá thành, các nhân tố khách quan thườnlg là: Sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu sản xuất, thay đổi tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, đánh giá lại tài sản cố định … Những nhân tố này làm cho giá thành thực tế thay đổi so với kế hoạch một cách khách quan.
Để minh hoạ ta sẽ sử dụng tài liệu giá thành đơn vị của doanh nghiệp "X" sản xuất 4 loại sản phẩm để lập bản phân tích sau:
Đơn vị: Đồng Sản phẩm Giá thành đơn vị năm trước Giá thành đơn vị năm nay Thực tế so với năm trước Thực tế so với kế hoạch KH TT Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) A 1.900 1.880 1.920 + 20 1,05 + 40 + 2,13 B 2.450 2.350 2.306 - 144 -5,88 - 44 - 1,87
C 1.520 1.410 1.360 - 160 -10,53 - 50 - 3,55
D - 3.250 3.310 - + 60 +1,85
Qua bảng trên ta nhận thấy:
- Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất 4 loại sản phẩm trong đó có sản phẩm D mới đưa vào sản xuất kỳ này.
- Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với tinh thần tích cực, các chỉ tiêu giá thành kế hoạch đều thấp hưon giá thành đơn vị năm trước đối với tất cả các sản phẩm sản xuất .
- So sánh giữa thực tế năm nay với năm trước chỉ có sản phẩm B và C là hạ được giá thành. Cụ thể: SP B hạ 144 đồng với tỷ lệ hạ 10,53%. Riêng SP A có giá thành thực tế cao hơn năm trước là 20 đồng, tỷ lệ tăng 1,05%.
- So sánh giữa thực tế năm nay với năm trước chỉ có sản phẩm B và C là hạ được giá thành. Cụ thể: SP B hạ 144 đồng với tỷ lệ hạ 5,88% ; SP C hạ 160 đồng với tỷ lệ hạ 10,53% . Riêng SP A có giá thành thực tế cao hơn năm trước 20 đồng, tỷ lệ tăng 1,05%.
- So sánh giữa thực tế với kế hoạch thì cũng chỉ có 2 loại sản phẩm B và C có được mức hạ giá thành còn 2 loại sản phẩm A và D đều có giá thành thực tế cao hơn kế hoạch. Tình hình trên cho thấy doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác giá thành một cách đồng bộ, cần phân tích thêm để làm rõ nguyên nhân tại sao giá thành của loại sản phẩm A và D đều tăng.
2. Phân tích chung tình hình biến động tổng giá thành sản phẩm
Toàn bộ sản phẩm hàng hoá được chia thành 2 loại:
- Sản phẩm so sánh được: Là những sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều kỳ và quá trình sản xuất ổn định, có tài liệu giá thành thực tế cũng như kế hoạch tương đối chính xác, đáng tin cậy, là căn cứ để so sánh khi dùng làm tài liệu phân tích.
- Sản phẩm không so sánh được: là những sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất thử, quá trình sản xuất chưa ổn định, do đó tài liệu giá thành kế
hoạch đôi khi thiếu chính xác, giá thành thực tế còn nhiều biến động, vì vậy chưa đủ căn cứ so sánh khi sư dụng làm tài liệu phân tích.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải thực hiện tốt kế hoạch giá thành của cả 2 loại sản phẩm này.
Khi phân tích cần xem xét tổng giá thành cũng như giá thành của từng loại sản phẩm có hoàn thành hay không, cần lưu ý là không thể lấy những sản phẩm có giá thành hạ bù cho những sản phẩm có giá thành không hạ.
- Chỉ tiêu phân tích: - Phương pháp phân tích: Số tương đối: 100% 1 1 1 x Z q Z q I k Z
Số tuyệt đối tăng (giảm):Z q1Z1 q1Zk
Trong đó: - IZ: Tỷ lệ % hàon thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
- q1: Số lượng sản phẩm từng loại sản xuất thực tế.
- Z1, Zk: Giá thành sản xuất đơn vị của từng loại sản phẩm kỳ thực tế, kỳ kế hoạch.
Căn cứ kết quả tính toán nếu IZ < 100% chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Khi đó, chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối sẽ mang dấu trừ (-). Nghĩa là:
Z q1Z1 q1Zk < 0 Giá thanh toán
bù = Sản lượng tăng mặt hàng x Giá thành đơn vị của từng mặt hàng
Số chênh lệch này chính là số chi phí tiết kiệm được do hạ giá thành tính trên sản lượng sản phẩm sản xuất thực tê .
Ngược lại, nếu IZ > 100%, chứng tỏ giá thành thực tế cao hơn kế hoạch và khi đó:
Z q1Z1 q1Zk >
Phản ánh số chi phí vượt chi tính trên sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế. - Phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của việc tăng giám giá thành từng loại sản phẩm đến giá thành toàn bộ, tìm ra nguyên nhân, đề ra biện pháp phấn đấu hạ giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể.
Ta sẽ sử dụng tài liệu về sản lượng sản xuất của 4 loại sản phẩm trên để tiếp tục phân tích.
Loại sản phẩm Sản lượng sản phẩm (cái)
KH TT - SP so sánh được + Sản phẩm A 20.000 18.000 + Sản phẩm B 15.000 16.500 + Sản phẩm C 10.000 12.300 - SP không so sánh + Sản phẩm D 1.000 1.000
Căn cứ vào sản lượng sản xuất và giá thành đơn vị của các loại sản phẩm trên, ta lập bảng phân tích sau:
Đơn vị: 1000đ
Loại sản phẩm
Tổng giá thành (Tính theo sản lượng thực
tế - q1) Chênh lệch KH TT Mức Tỷ lệ (%) - SP so sánh được + Sản phẩm A 33.480 34.560 +720 +2,13 + Sản phẩm B 38.775 38.049 -726 -1,87 + Sản phẩm C 17.343 16.728 -615 -3,55 Cộng 89.958 89.337 -621 -0,69 - SP không so