III. Nguồn tài liệu, phân loại và yêu cầu của công tác phân tích
3. Yêu cầu công tác
3.3. Tính kịp thời
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, để nắm bắt được những mặt mạnh, mặt còn tồn tại trong kinh doanh để đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn.
Để đạt được những yêu cầu trên cần tổ chức tốt công tác phân tích phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở doanh nghiệp. Tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo 3 bước sau:
- Chuẩn bị cho quá trình phân tích. - Tiến hành phân tích.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích. 31
Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để khong ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung.
Câu hỏi và bài tập
1. Tại sao ở doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh?
2. Trình bày nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh? 3. Trình bày nội dung của phương pháp so sánh?
4. Tại sao phương pháp so sánh phải quan tâm đến điều kiện thời gian và không gian?
5. Trình bày nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn?
6. Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn khi sử dụng phân tích?
7. Trình bày nhiệm vụ của phân tích kinh doanh?
8. Muốn tổ chức tốt công tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp thì cần phải quan tâm đến yếu tố nào?
9. Có tài liệu một công ty trong năm như sau:
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
1. Giá trị sản xuất hàng hóa 1.000 1.025
2. Giá trị sản xuất hàng hóa 900 880
3. Giá trị sản xuất hàng hóa tiêu thụ 900 800
4. Chi phí đầu tư sản xuất 750 780
Yêu cầu:
1. Hãy xác định khái quát các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất?
2. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu sản xuất?
3. Phân tích kết quả sản xuất trong mối liên hệ với chi phí đầu tư?
10. Trong kỳ phân tích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ba loại mặt hàng như sau:
Sản phẩm Đơn vị tính Kế hoạchKhối lượng sản phẩmThực hiện
A Kg 700 750
B Tấn 600 600
C Mét 1.000 950
Yêu cầu:
Phân tích kết quả sản xuất sản phẩm theo mặt hàng với thước đo hiện vật?
11. Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như sau:
Mặt hàng sản xuất Kế Sản lượng kế hoạchĐơn giá
hoạch Thực tế
A 10.000 9.600 20
B 30.000 32.000 16
C 15.000 15.000 12
Yêu cầu:
1. Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch mặt hàng chung của doanh nghiệp?
2. Đánh giá tình hình hoàn thành mặt hàng chủ yếu?
12. Có tài liệu doanh nghiệp như sau:
Ðơn vị: tri u đong
Chỉ tiêu Ký hiệu Năm
trước Năm nay Giá trị sản xuất sản lượng Q 127.800 175.266 Nguyên giá bình quân
TSCĐ V 15.000 18.200
Hiệu suất sử dụng TSCĐ H 8,52 9,63
Yêu cầu:
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp?
13. Có số liệu về tình hình cung cấp và dự trữ vật liệu cho sản xuất tại một doanh nghiệp trong một kỳ như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thựchiện 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất Cái 14.000 14.500 2. Mức tiêu hao NVL 1 sản phẩm Kg 20 18 3. Tổng mức tiêu hao Kg 280.000 261.000
4. Vật liệu tồn kho đầu kỳ Kg 12.000 14.000 5. Vật liệu thu mua trong
kỳ Kg 350.000 340.000
6. Vật liệu tồn kho cuối kỳ Kg 82.000 93.000
Hãy phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khối lượng sản phẩm sản xuất?
14. Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Ký
hiệu trướcNăm Năm sau Giá trị sản xuất sản
lượng Q 550.000 611.000
Tổng chi phí vật liệu C 250.000 260.000
Hiệu suất sử dụng H 2,2 2,35
Yêu cầu:
Hãy phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu tại doanh nghiệp?
15. Hãy phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sử dùng lao động của doanh nghiệp X qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện
Giá trị sản xuất sản lượng Triệu đồng 500 580 Số lượng lao động bình
quân theo danh sách Người 150.000 150.000
Trong đó: + Công nhân sản xuất
+ Nhân viên
Người 1.200.000 1.176.240
Người 200 225
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Mã chương: MH18-2
Giới thiệu:
Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kiến thức căn bản về kỹ năng phân tích môi trường, thị trường kinh doanh, và chiến lược kinh doanh, giúp các chuyên gia phân tích có đầy đủ thông tin cho các nhà quản lý xác định được thị phần trên từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp phục vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu:
-Phân biệt được sự ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
-Trình bày được ý nghĩa nội dung của phân tích thị trường;
-Xây dựng và đánh giá được các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;
-Tổ chức thực hiện điều tra thăm dò thị trường theo nhóm để xác định thái độ của người tiêu dùng đến sản phẩm của doanh nghiệp;
-Phân tích hướng tăng trưởng và khả năng thâm nhập thị trường trong tương lai của doanh nghiệp;
-Tổ chức nhóm lập một số chiến lược kinh doanh với quy mô nhỏ để phân tích đánh giá.
Nghiêm túc tiếp thu và phân tích hướng tăng trưởng, thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp.