II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp trước tiên cần xác định nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp và so sánh chúng. Nếu khả năng thanh toán cao hơn nhu cầu thanh toán, phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán, chi tiêu này càng lớn hơn càng tốt và ngược lại.
Sau đây chúng ta phân tích mức độ cụ thể về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời để đánh giá khả năng thanh toán người ta sử dụng nhiều chỉ số tài chính khác nhau.
- Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được xác định bằng hệ số thanh toán tổng quát:
KTQ = Tổng tài sản Tổng nợ
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của các loại tài sản ở doanh nghiệp. Nếu KTQ càng lớn thì càng tốt. Có các mức độ:
+ KTQ > 2: Tổ
+ KTQ = 1,5 -> 2 là bình thường, chấp nhận được. + KTQ = 1 -> 1,5 là khó khăn.
+ KTQ < 1 là rất khó khăn.
- Khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn.
Để thanh toán các khoản nợ thì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có ý nghãi rất lớn. Có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh khả năng thanh toán của vốn lưu động.
+ Khả năng thanh toán chung của tài sản ngắn hạn. KC = Tổng tài sản ngắn hạn
Các khoản nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn bao gồm mục A của tài sản, còn tổng số nợ ngắn hạn bao gồm mục I của A: Nguồn vốn. Hệ số này có các mức độ sau:
KC > 1,5: Tốt
KC = 0,5 - > 1: Là bình thường chấp nhận được. KC = 0,3 - > 0,5: là khó khăn
KC < 0,3: Rất khó khăn
+ Khả năng thanh toán nhanh của tài sản ngắn hạn.
KN = Các khoản có thể dùng để thanh toán nhanh Các khoản nợ ngắn hạn
Các khoản có thể dùng thanh toán nhanh bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn. Có các mức độ sau:
KN > 1: Là tốt.
KN = 0,5 -> 1: Là bình thường chấp nhận được. KN = 0,5 -> 1: Là bình thường chấp nhận được. KN = 0,3 -> 0,5: Là khó khăn.
KN = 0,3: Là rất khó khăn.