III. Phân tích yếu tố về tài sản cố định (TSCĐ)
1. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
1.1. Phân tích cơ cấu tài sản cố định
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò, vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh và chúng thường xuyên biến động về cơ cấu, qui mô và tình trạng kỹ thuật. Căn cứ vào công dụng và tình hình sử dụng, tài sản cố định trong doanh nghiệp được phân thành các loại sau đây:
- Tài sản cố định đang dùng cho mục đích kinh doanh, bao gồm:
+ Tài sản cố định đang dùng trong sản xuất: Là những tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất chính, sản xuất phụ.
+ Tài sản cố định đang dùng ngoài sản xuất: Là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp, đầu tư, cho thuê…
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.
- Tài sản cố định chưa dùng: Là những tài sản cố định được phép dự trữ để sử dụng trong tương lai.
- Tài sản cố định chờ xử lý: Là những tài sản cố định hư hỏng chờ thanh lý ; tài sản cố định không cần dùng chờ nhượng bán, di chuyển đi, tài sản cố định thiếu chờ giải quyết.
Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét sự biến động về tỷ trọng và tố độ tăng (giảm) của từng loại tài sản cố định, qua đó cho thấy tính hợp lý trong định hướng đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp.
Xu hướng chung khi phân tích và tỷ trọng và tốc độ tăng của tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh bao giờ cũng lớn hơn các loại tài sản cố định khác, trong đó đặc biệt chú trọng loại máy móc thiết bị sản xuất vì đây là loại tài sản cố định trực tiếp tạo ra sản phẩm. Còn các loại tài sản cố định khác chỉ nên tăng theo một tỷ lệ tương ứng. Đối với tài sản cè định dùng ngoài sản xuất thì chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về số lượng tỷ trọng. Đối với tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý thì doanh nghiệp cần phải có hướng giải quyết ngay.
Phương pháp phân tích: Khi phân tích ta so sánh giữa thực tế với kế hoặc, hoặc giữa cuối kỳ với đầu năm về mức tăng (giảm) và tỉ lệ tăng (giảm) của mỗi loại tài sản cố định, xem xét sự biến động về tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số, sau đó tiến hành đối chiếu xu hướng trên để đánh giá.
Lưu khi khi phân tích cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình cụ thể của doanh nghiệp để có kết luận chính xác.
1.2. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định
Để đánh giá trình độ trang bị tài sản cố định chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Mức trang bị tài sản cố
định cho một lao động =
Nguyên giá tài sản cố định bình quân Số lao động trong ca lớn nhất
Mức trang bị tài sản cố định cho công nhân phản ánh 1 công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng tài sản cố định. Mức trang bị càng lớn chứng tỏ điều kiện sản xuất của công nhân càng được thuận lợi.
Mức trang bị phương tiện kỹ thuật cho công nhân =
Nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân Số CNSX trong ca lớn nhất
Các phương tiện kỹ thuật bao gồm thiết bị sản xuất, thiết bị động lực, hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đo lường … Đây là những tài sản cố định trực tiếp trong sản xuất. Mức trang bị kỹ thuật càng cao, năng lực sản xuất càng lớn và tạo điều kiện để năng suất lao động. Vì vậy, tốc độ tăng mức trang bị phương tiện kỹ thuật phải nhanh hơn tốc độ tăng mức trang bị tài sản cố định.
Việc trang bị tài sản cố định tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng tới năng suất lao động và kết quả sản xuất. Vì vậy, khi nói đến tình hình trang bị tài sản cố định phải đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định căn cứ vào mức độ hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định sử dụng càng lâu hao mòn càng nhiều và trích khấu hao càng lớn. Người ta sử dụng hệ số hao mòn tài sản cố định để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định.
Hệ số hao mòn tài sản cố định =
Giá trị hao mòn của tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định
Hệ số này càng tiến gần tới 1 bao nhiêu càng nói lên sự cũ kỹ và lạc hậu bấy nhiêu, ngược lại càng tiến gần đến 0 nói lên tài sản cố định mới được trang bị và càng có khả năng tiên tiến.
Khi phân tích thực hiện phương pháp so sánh, so sánh hệ số hao mòn kỳ này với kỳ khác để đánh giá sự biến động về tình trạng kỹ thuật của tài sản, qua đó thấy được sự tác động của tình trạng kỹ thuật đến kết quả sản xuất. Để đánh giá chính xác, cần kết hợp với phòng kỹ thuật xem xét hồ sơ từng loại tài sản cố định, đánh giá mức độ lạc hậu của từng loại và có hướng đổi mới các tài sản cố định đó.