II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
2. Phân tích khái quát về nguồn vốn của doanh nghiệp
2.1. Phân tích sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nếu tổng nguồn vốn tăng, tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Để phân tích cụ thể nguồn vốn ở doanh nghiệp, ta sử dụng số liệu của Công ty A và theo biểu mẫu sau:
PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN KINH DOANH
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 16.071.90 3 90,880 25.112.45 2 92,15 9.040.54 9 56,25 I. Nợ ngắn hạn 15.163.90 3 85,18 24.353.27 0 89,36 9.289.54 9 61,67 II. Nợ dài hạn 1.008.182 5,70 759.182 2,79 -249.000 -24,7 B. NV chủ sở hữu 1.613.076 9,12 2.139.633 7,85 526.557 32,64 I. Vốn chủ sở hữu 1.528.964 8,65 2.056.774 7,55 527.810 34,52 II. NV kinh phí, quỹ khác 84.112 0,47 82.859 0,30 -1.253 -1,49 Tổng nguồn vốn 17.684.97 9 100 27.252.08 5 100 9.567.10 6 54,10
Theo số liệu ở bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2006 tăng 51,1% tương ứng với tăng 9.567,1 triệu đồng so với đầu năm. Điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tăng đáng kể. Do đó, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều biểu hiện cụ thể:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở
hữu phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp. Tại công ty A nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm tăng 32,64% tương ứng với tăng 526,5 trđ chứng tỏ sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng. Với tốc độ tăng nhanh như trên, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ được bổ sung liên tục và doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn, có vị trí ngày càng cao hơn trên thị trường. Doanh nghiệp cũng càng càng có điều kiện mở rộng kinh doanh hơn nữa từ nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp mình.
- Nợ phải trả của doanh nghiệp phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần phải mở rộng và phát triển để nâng cao vị trí của mình trên thị trường và nguồn vốn từ bên ngoài càng có ý nghĩa hơn. Điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp có kinh nghiệm, nghệ thuật trong kinh doanh, biết tận dụng các cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Tại Công ty A nguồn vốn từ bên ngoài chiếm tỷ trọng cao và tăng lên đáng kể. Cuối năm 2006 tăng 56,25% tương ứng với tăng 9,040,5 trđ so với đầu năm, chủ yếu là tăng nợ ngắn hạn. Như vậy, tốc độ tăng nợ phải trả của doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn nói chung, từ đó thấy được doanh nghiệp mở rộng kinh doanh chủ yếu là nhờ nguồn vốn từ bên ngoài.
2.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn doanh nghiệp:
Kết cấu nguồn vốn doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu, với nợ phải trả ở doanh nghiệp. Kết cấu này cũng được phản ánh qua tỷ suất tự tài trọ của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ (TTTR) = Nguồn vốn chủ sở hữu - NV (B) Tổng nguồn vốn (NV)
Tỷ suất tự tài trọng ở doanh nghiệp phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp: Như vốn có đủ không ? ở mức độ nào ? khả năng độc lập, tự chủ về tài chính đến đâu ?
Tại Công ty A tỷ suất tự tài trọng của doanh nghiệp là quá thấp và có xu hướng giảm: Đầu năm 2006 là 9,12%, cuối năm là 7,89%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp
thiếu vốn nghiêm trọng và hoàn toàn không chủ động về tài chính. Doanh nghiệp sẽ rất rủi ro trong kinh doanh và nếu ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh bằng nguồn vốn từ bên ngoài thì rủi ro càng tăng và rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp tăng tích luỹ để tăng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nếu cần thiết thực hiện cổ phần hoá để tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Khi phân tích cụ thể kết cấu của từng nguồn vốn sẽ thấy được nguyên nhân tạo nên kết cấu nguồn vốn chung của doanh nghiệp.