II. Phân tích tình hình lợi nhuận
4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuấtkinh doanh kinh doanh
Lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình lợi nhuận tiệu sản phẩm là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó.
Phương pháp phân tích:
* Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm, dùng phương pháp so sánh giữa thực tế với kế hoạch, để xác định mức độ hoàn thành.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận về tiêu thụ.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào công thức tính trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. + Kết cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ. + Giá bán sản phẩm.
+ Giá thành sản xuất. - Chi phí quản lý. + Chi phí bán hàng.
- Bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình lợi nhuận.
Nhận tố 1: Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi (Q) giả định các nhân tố không đổi khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng sẽ làm cho lãi tăng và ngược lại.
Hoặc: LNQ LN0(IQ 1)
Trong đó: LNo: Lợi nhuận tiêu thụ kỳ gốc (kế hoạch)
IQ: tỷ lệ % thực hiện kế hoạch tiêu thụ chung về mặt khối lượng.
Nhân tố 2: Do kết cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ thay đổi (K).
Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận, thông qua tỷ suất lợi nhuận của mỗi sản phẩm khác nhau. Nếu trong quá trình tiêu thụ tăng khối lượng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm khối lượng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận chung sẽ tăng lên.
Ta có: Q K q q p Z f b LN LN ( 1 0)( 0 0 0 0)
Nhân tố 3: Do giá bán sản phẩm tiêu thụ thay đổi (P).
Giá bán sản phẩm vừa là nhân tố chủ quan, vừa là nhân tố khách quan. Giá bán tăng mức lợi nhuận tăng và ngược lại.
Yếu tố chủ quan tác động thông qua giá bán bằng phương pháp tiêu thụ đúng đắn, bằng chính sách đầu tư chất lượng có chính sách giá cả phù hợp với cung - cầu và hàng hoá trên thị trường để thu được lợi nhuận cao là tốt.
Yếu tố khách quan tác động, khi hàng hoá phải bán thấp hưon hoặc cao hơn giá dự kiến cho quan hệ cung cầu trên thị trường để thu được lợi nhuận cao là tốt.
Yếu tố khách quan tác động, khi hàng hoá phải bán thấp hơn hoặc cao hơn giá dự kiến cho quan hệ cung cấp trên thị trường tác động và hình thành giá bán thực tế.
LNP (p1 p0)q1
Nhân tố 4: Do giá thành sản xuất thay đổi (Z).
Giả định các nhân tố khác không đổi, khi giá thành sản xuất giảm, lợi nhuận tăng và ngược lại :
LNZ (Z1 Z0)q1
LN(Z) < 0 lãi tăng ; LN(Z) > 0 lãi giảm.
Tương tự như nhân tố trên ta có:
LNf (f1 f0)q1
Nếu kết quả mang dấu (-): Là chi phí giảm lãi tăng. Nếu kết quả (+), là chi phí tăng lãi giảm.
Nhân tố 6: Do chi phí bán hàng thay đổi (b) cũng giống như nhân tố 4 và 5, khi chi phí bán hàng giảm lợi nhuận tăng và ngược lại.
LNb (b1 b0)q1
Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản phẩ m Khối lượng SP tiêu thụ (cái) Giá thành đơn vị SP (1000đ) Chi phí quản lý đơn vị SP (1000đ) Chi phí bán hang đơn vị SP (1000đ) Giá bán đơn vị SP (1000đ) KH TT KH TT KH TT KH TT KH TT A 3000 3300 40 45 2,0 2,2 2,0 1,8 60 68 B 500 800 30 30 1,5 1,8 2,1 2,2 55 60 C 600 800 380 420 19 22 13,8 13,5 440 460
* Căn cứ vào tài liệu trên ta tính lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm. Kỳ kế hoạch: LN0 = qt x (P0 - Z0 - f0 - b0). SPA: 3000 (60 - 40 - 2 - 2) = 3000 x 16 = 48.000 SPB: 500 (55 - 30 - 1,5 - 2,1) = 500 x 21,4 = 10.700 SPC: 600 (440 - 380 - 19 - 13,8)= 600 x 27,2= 16.320 Tổng = 75.020 Thực hiện: LN1 = q1t x (P1 = - Z1 - f1 - b1) SPA: 3300 (68 - 46 - 2,3 - 1,7) = 3300 x 19 = 62.700 SPB: 800 (60 - 30 - 1,8 - 2,2) = 800 x 26 = 20.800 SPC: 800 (460 - 420 - 22 13,5)= 800 x 4,5 = 3.600 Tổng = 87.100 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận:
87100
100% 116,1% 75.020x
Như vậy, dn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, cụ thể là tăng 16,1% mức tăng là 87.100 - 75.020 = + 12.080 (nghìn đồng)
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Đối tượng phân tích: LN = 12.080 (nghìn đồng). - Do khối lượng sản phẩm thay đổi
Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ:
3300 60 800 55 800 440 594.000 100% 125,98% 3000 60 500 55 600 440 471.500 t x x x IQ x x x x
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 25,48% lợi nhuận tăng.
LN(q) = 75.020 x 25,98% = + 19.490 (nghìn đồng). - Do kết cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ.
LN (K) = [(330- 3000)16 + (800 - 500)21,4+(800 - 600)27,2] - 19.494 = 16.660 - 19.490 = - 2.830 (nghìn đồng).
Do kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm lãi giảm 2.830 (nghìn đồng). - Do giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ thay đổi.
LN(P) = 3300 x (68-60) + 800 (60 - 55) + 800 (460 - 440) = 46.400 (nghìn đồng). Do giá bán đơn vị sản phẩm tăng làm cho lợi nhuận tăng 46.400 (nghìn đồng). - Do giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm thay đổi.
LN(Z) = 3300 (45-40) + 800(30-30) + 800(420-380) = +48.500 (nghìn đồng). Do giá thành sản xuất tăng làm lợi nhuận giảm 48.500 (nghìn đồng). - Do chi phí quản lý thay đổi:
LN (f) = 3300 (2,2-2,0) + 800 (1,8-1,5) + 800 (22-19)= +3.300 (nghìn đồng). Do chi phí quản lý tăng, lợi nhuận giảm 3.300 (nghìn đồng).
- Do chi phí bán hàng thay đổi:
LB (b) = 33000 (1,8-2) + 800 (2,2-2,1)+ 800(13,5-13,8) = - 820 (nghìn đồng). Do chi phí bán hàng giảm, lãi tăng 820 (nghìn đồng).
Các nhân tố làm LN tăng (nghìn đồng)
Các nhân tố làm LN giảm (nghìn đồng)
- Khối lượng SP tiêu thụ 19.490 - Kết cấu SP tiêu thụ: 2.830 - Giá bán đơn vị SP:46.400 - Giá thành sản xuất: 48.500 - Chi phí bán hàng: 820 - Chi phí quản lý: 3.300
Tổng: 67.710 Tổng: 54.630
Tổng hợp: 12.080 (Nđ) = 66.710 (nghìn đồng) - 54.630 (nghìn đồng).
Như vậy, tổng lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ tăng chủ yếu là do tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng giá bán sản phẩm và giảm chi phí bán hàng làm lợi nhuận tăng 66.710.000 đồng. Đó là ưu điểm của doanh nghiệp cần được phân tích cụ thể để phát huy trong kỳ tới… Tuy nhiên do kết cấu sản phẩm thay đổi, giá thành sản xuất tăng, chi phí quản lý tăng đã làm cho lợi nhuận giảm 54.630.000 (đ), trong đó đáng chú ý nhất là do chưa tiết kiệm chi phí làm lợi nhuận giảm đáng kể, cần phân tích rõ các nguyên nhân để khắc phục trong kỳ tới.
Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày các nguyên nhân ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm?
2. Mục tiêu phân tích kết quả tiêu thụ từng mặt hàng trong mối quan hệ với kết quả chung?
3. Tại sao lại phải quan tâm đến khối lượng tiêu thụ từng mặt hàng?
4. Có tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Tình hình tiêu thụ 2 sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệ p
ĐVT: 1.000 đ
Chỉ tiêu A Kế hoạchB A Thực hiệnB
1.Lượng bán 5.000 6.000 4.000 7.000 2.Đơn giá bán 10 12 10 15 3.GV hàng bán 5 4 4,5 6 4.CP bán hàng 2 3 1,5 3 5.CP quản lý 1 2 1,5 3 6.LN 1 SP 2 3 2,5 3
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. DTTC 20.000 18.000 2.CPTC 11.000 10.000 3.TN khác 8.000 5.000 4.CP khác 5.000 6.000 5.Vốn hoạt động 266.000 270.000 Yêu cầu:
1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng?
2. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận tiêu thụ?
3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp?
4. Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp?
5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp? 6./ Đưa ra kết luận và kiến nghị
Chương 6
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mã chương: MH18-6
Giới thiệu:
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp kỹ năng phân tích các tỷ số tài chính để xác định ý nghĩa và đưa ra các giải pháp về báo cáo tài tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, ý nghĩa và nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Xác định được các tài liệu sử dụng để phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Vận dụng các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá khái quát tình hình tài chính và các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp;
- Thực hiện được việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tối ưu.
Nội dung chính: