Phân tích tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 112 - 117)

Mục tiêu:

1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích 1.1. Ý nghĩa phân tích1.1. Ý nghĩa phân tích 1.1. Ý nghĩa phân tích

Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Bởi vì:

- Có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Và như vậy, sản xuất mới có thể ổn định và phát triển.

- Sản phẩm hàng hoá có tiêu tụh được, mới xác định được kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ và lãi lỗ ở mức nào.

- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, xác định được đúng đắn những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được mục tiêu là: Tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh.

- Doanh thu bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh.

1.2. Nhiệm vụ phân tích

- Phân tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp về khối lượng, mặt hàng, giá bán ….

- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận. - Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.

2. Phân tích tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được xem là tiêu thụ khi doanh nghiệp xuất kho sản phẩm gửi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khãác hàng chấp nhận thanh toán.

Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ được nhìêu hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.

Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được biểu hiện bằng hai hình thức đo lường, là đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị.

Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị hiện vật phản ánh khối lượng hàng hoá đã tiêu thụ của từng loại mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích của doanh nghiệp. Song, đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại mặt hàng sản phẩm thì không thể tổng hợp, so sánh được. Để khắc phục nhược điểm này, phân tích kinh doanh dùng chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ (doanh thu bán hàng).

Phân tích tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở toàn bộ doanh nghiệp, và từng loại sản phẩm. Đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữ dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tính hình đó.

Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh, cụ thể:

 Đánh giá sự biến động khối lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm + Số tương đối: 1 x100% q q I k Q  + Số tuyệt đối : qq1  qk

Kết quả tính ra nếu Iq > 100%: hoàn thành vượt KH tiêu thụ Iq<100%: không hoàn thành Kh tiêu thụ

Iq = 100%: Hoàn thành KH tiêu thụ.

Đánh giá sự biến động khối lượng tiêu thụ toàn doanh nghiệp:

+ Số tương đối: 100% 1 x p q p q I k k k Q   

Trong đó: q1, qk: Khối lượng từng loại sản phẩm kỳ thực tế , kỳ kế hoạch

Pk: Giá bán từng loại sản phẩm kỳ kế hoạch + Số tuyệt đối tăng (giảm): qq1pk  qkpk

Nếu kết quả mang dấu (-): Là doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. - Phân tích mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ, bước đầu tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ.

Số lượng sản phẩm tiêu thụ = Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng SP sản xuất trong kỳ - Số lượng SP tồn kho cuối kỳ

Dựa vào công thức trên có thể chia ra một số trường hợp khác nhau để phân tích, đánh giá tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.

Trường hợp 1: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất giảm và dữ trữ cuối kỳ tăng, trường hợp này doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do mức dự trữ đầu kỳ tăng. Mặt khác mức dự trữ cuối kỳ cũng tăng lên với tốc độ lớn hơn. Điều này thể hiện sự không cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.

- Trường hợp 2: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm. Trường hợp này xảy ra nếu:

+ Sản phẩm dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sau khi đánh giá tích cực, bởi vì tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất, không những doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà còn đủ sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng tiêu thụ kỳ sau, thể hiện được tính cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm, tình hình này sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau, không thực hiện được hợp đồng đã ký kết, không đảm bảo được tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ.

- Trường hợp 3: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, dự trữ đầu kỳ giảm, dự trữ cuối kỳ tăng, trường hợp này là không tốt, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân có thể do chưa tổ chức công tác tiêu thụ, chất lượng sản phẩm không đảm bảo …

- Trường hợp 4: Nếu khối lượng sản phẩm tăng, trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất giảm, dự trữ đầu kỳ tăng dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn. Trường hợp này mặc dù doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, những giá thành là không tốt bởi vì sản xuất không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, dự trữ cuối kỳ ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau tính cân đối giữa sản xuất, dự trữ, tiêu thụ không được đảm bảo.

- Còn có thể có nhiều trường hợp khác nhau có thể xảy ra, để đánh giá chính xác cần chú ý đến đặc điểm sản xuất của từng lợi doanh nghiệp, đặc điểm doanh nghiệp từng thời kỳ, tình hình thị trường, các chế độ chính sách của Nhà nước ….

Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau, hãy phân tích tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng

Sản phẩm

Giá bán đơn vị sản phẩm (đồng)

Khối lượng tiêu thụ (nghìn sản phẩm) KH TT KH TT A 28000 28000 50 53 B 34000 36000 80 81 C 42000 41500 60 58 D 25000 25600 120 115

Căn cứ vào số liệu trên ta có thể lập bảng phân tích:

Tên sản phẩm P1q1 Pkqk Chênh lệch Mức % A 1484000 1400000 84000 6 B 2916000 2720000 196000 7.21 C 2407000 2520000 -113000 -4.48 D 2944000 3000000 -56000 -1.87 Cộng 9751000 9640000 111000 1.15

Nhận xét: Khối lượng tiêu thụ toàn doanh nghiệp thực tế so với kế hoạc tăng 1,15% tương ứng tawng 111.000 (đồng).

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 112 - 117)