Phân tích khái quát tài sản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 134 - 138)

II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

1. Phân tích khái quát tài sản của doanh nghiệp

1.1. Mục đích phân tích chung tài sản của doanh nghiệp

Là nhằm đánh giá tổng quát cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và khả năng ở tương lai căn cứ chủ yếu là dự vào bảng cân đối kế toán ở doanh nghiệp qua nhiều kỳ, cụ thể:

- Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại bằng cách tiến hành thẩm định giá trị kinh tế thực của khối tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ và khả năng chuyển đổi của nó. Công tác này được tiến hành cụ thể cho từng loại tài sản ở doanh nghiệp.

- Đánh giá tính hợp lý của sự biến động về giá trị và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp qua nhiều kỳ, những ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, sự biến động đó có phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không, tìm nguyên nhân để có giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện được các mục tiêu trên khi phân tích sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối qua nhiều kỳ để đánh giá chính xác xu hướng, bản

chất của sự biến động. Có thể sử dụng tài liệu của công ty A để tiến hành phân tích khái quát tài sản của doanh nghiệp theo mẫu sau:

PHÂN TÍCH CHUNG TÀI SẢN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A. TS ngắn hạn 16.005,83 8 90,51 24.487,07 4 89,85 8.481,23 6 53 I. Tiền và các khoản

tuơng đương tiền 2.525,454 14,28 1.111,744 4,08 -1.413,71 -55,98 II. Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn. III. Các khoản phải

thu ngắn hạn. 4.658,298 26,34 9.571,580 35,12 4.913,28 2 105,47 IV. Hàng tồn kho 7.887,086 44,6 13.494,30 0 49,51 5.607,21 4 71,09 V. TS ngắn hạn khác 935 5,29 309,45 1,14 -625,55 -66,90 B. Tài sản dài hạn 1.679,141 9,49 2.765,011 10,15 1.085,87 64,67 I. CKPT dài hạn II. TSCĐ 1.637,141 9,26 2.681,011 9,84 1.043,87 63,76 III. Bất động sản

IV. Các khoản đầu

tư tài chính dài hạn. 42 0,23 84 0,31 42 100

V. TS dài hạn khác TỔNG CỘNG TS 17.684,97 9 100 27.252,08 5 100 9.567,10 6 54,10

1.2. Đánh giá sự biến động của tài sản

Để đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta phân tích theo chiều ngang. Trước tiên là phân tích sự biến động cả tổng tài sản.

* Đánh giá sự biến động của tổng tài sản chúng ta so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hay số của năm sau so với năm trước. Giữa các số trên có 3 tuơng quan tỷ lệ bằng nhau, lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

- Nếu số cuối kỳ > số đầu năm: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp được mở rộng (sau khi đã loại trừ yếu tố trượt giá) và do đó doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Nếu số cuối kỳ < số đầu năm: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp, do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy tài sản của Công ty A cuối năm 2006 tăng 9.567,106 trđ tức tăng 54,1% so với số đầu năm 2006 cho thấy tài sản của Công ty A được mở rộng, do đó có điều kiện và trong thực tế đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, chúng ta còn phân tích các tài khoản khác như: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

1.3. Phân tích kết cấu tài sản doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp là đánh giá tương quan tỷ lệ giữa các oại tài sản thông qua tỷ trọng của từng loại trong tổng tài sản.

- Đánh giá chung kết cấu tài sản doanh nghiệp: Là phân tích tương quan tỷ lệ của tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn. Tương quan này phản ánh tính chất hoạt động của doanh nghiệp và được xác đinh thông qua tỷ suất đầu tư.

Nếu xét quá trình đầu tư hoàn thành ta có:

Tdt = TS : B(II)

Tổng tài sản

Tdt = TS : B (II, IV)

Tổng tài sản

Tdt: Tỷ suất đầu tư

+ Ở các doanh nghiệp sản xuất thường tỷ trọng của mục B chiếm cao trong tổng tài sản, phụ thuộc vào tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất chế biến thì tỷ trọng thấp, các doanh nghiệp cơ khí, tự động hoá cao có tỷ trọng cao hoặc rất cao. Ví dụ: Một số các ngành như thăm dò khai thác mỏ có thể đến 0,9 ; ngành công nghiệp luyện kim 0,7 ; ngành công nghiệp chế biến có thể 0,2.

+ Ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tỷ trọng này tương đối thấp như thương mại đơn thuần từ 0,05 -> 0,1 ; thương mại xuất nhập khẩu từ 0,1 -> 0,2. Các ngành dịch vụ phụ thuộc vào loại hình dịch vụ. Các loại dịch vụ đơn thuần, sử dụng tri thức, sức lao động có tỷ trọng thấp nhất như dịch vụ tư vấn, ngân hàng, tài chín kế toán … các ngành dịch vụ giao nhận, vận tải, tin học sử dụng nhiều tài sản cố định có tỷ trọng sẽ cao hơn.

Tỷ suất đầu tư vừa phản ánh tính chất hoạt động của doanh nghiệp vừa thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nếu tỷ suất đầu tư có những thay đổi bất thường mà tính chất hoạt động của doanh nghiệp đã được xác định thì doanh nghiệp cần xem xét lại.

+ Việc phân bổ nguồn vốn cho tài sản, đặc biệt là TSCĐ có hợp lý không? + Việc hạch toán, quản lý TSCĐ có chính xác, kịp thời và chặt chẽ không? + Kết cấu TSCĐ có hợp lý không?

+ Hiệu quả sử dụng TSCĐ như thế nào?

Theo bảng phân tích tại Công ty A năm 2006, ta thấy:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Tỷ suất đầu tư chung 0,0945 0,1015 Tỷ suất đầu tư đã hoàn thành 0,926 0,0984

Thực tế Công ty A là một đơn vị sản xuất chế biến sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường nội địa nhưng trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp, lao động thủ công là chủ yếu nên tỷ suất đầu tư còn thấp. Tuy rằng, vào cuối năm có tăng lên nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp cần trang bị thêm TSCĐ để nâng cao trình độ kỹ thụât sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ngoài ra, chúng ta còn đi phân tích kết cấu tài sản dài hạn, kết cấu tài sản ngắn hạn (khi phân tích cần phân tích chi tiết các khoản mục cấu thành của nó).

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w