Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 141 - 145)

II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng để đánh giá thực trạng việc sử dụng đồng vốn ở doanh nghiệp, từ đó tìm giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, sức sản xuất của đồng vốn, và sức sinh lời của vốn.

- Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

của vốn lưu động Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.

Thời gian của 1 vòng luân chuyển = Số vòng quay của vốn lưu động Thời gian của một kỳ phân tích Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho số vốn lưu động quay được 1 vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.

Ngoài hai chỉ tiêu trên khi phân tích còn có thể tính chỉ tiêu "Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động". Hệ số này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta biết được để có được một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động.

Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân Tổng số doanh thu thuần

- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động. Sức sản xuất của

vốn lưu động =

Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. - Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động.

Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp trong kỳ.

Khi phân tích chúng ta cần so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước). Nếu các chi tiêu sức sản xuất, và sức sinh lợi của vốn lưu động tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên và ngược lại.

4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được xác định thông qua hai chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định: Phản ánh một đồng vốn cố định (nguyên giá tài sản cố định) trong kỳ bỏ ra làm được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc Giá trị sản xuất.

Sức sản xuất của vốn cố định =

Tổng doanh thu thuần Vốn cố định bình quân (NG TSCĐ bình quân)

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định: Phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Sức sinh lợi của vốn cố định =

Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) Vốn cố định bình quân (NG TSCĐ bình quân)

Khi phân tích chúng ta cần so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước). Nếu các chi tiêu sức sản xuất, và sức sinh lợi của vốn cố dịnh tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên và ngược lại.

Câu hỏi ôn tập và bài tập

1.Có tài liệu Công ty Hồng Hà

Đơn vị: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 1 Năm2

Số dư của năm “phải thu của khách hàng” 370.000 380.00 Số dư bình quân hàng tháng của “phải thu 390.000 410.000 của khách hàng”

Doanh thu trả chậm 2.500.000 3.000.000

Phương thức thanh toán 1/10, n/60.

Yêu cu:

1. Tính cho mỗi năm:

a. Số ngày bình quân “phải thu của khách hàng” được thanh toán. b. Hệ số vòng quay của “phải thu của khách hàng”

2. Công ty H và công ty D đang chuẩn bị sát nhập với nhau và đã soạn thảo các số liệu tài chính dưới đây.

Đơn vị: Ngàn.đồng Công ty H Công ty D

Doanh thu 2.000.000 1.500.000

Tổng tài sản 1.000.000 500.000

Tổng số nợ 40% 33%

Chi phí HĐKD, căn cứ trên doanh thu (%)

30% 20%

Lãi thuần, căn cứ trên doanh thu (%) 8% 9%

Yêu cầu:

1./Hãy lập báo cáo kết quả HĐKD cho mỗi công ty? 2./Tính tỷ lệ sinh lãi của tài sản?

3./Tính tỷ lệ sinh lãi của vốn chủ nhân?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Năng Phúc - NXB Thống kê 1998. 2. Phân tích hoạt động kinh doanh - Phạm Văn Dược

- NXB Thống kê 2004. 3. Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Mỵ

- NXB Thống kê 2005. 4. Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Gái

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w