II. Phân tích tình hình lợi nhuận
2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đang dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ được nội dung, đặc điểm của lợi nhuận từ bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Lợi nhuận khác.
2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
* Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phận lợi nhuân này được tính như sau:
1 n t t t i i i i i i i i i LN p q q z q f q b Hoặc: : 1 n t i i i i i i LN q p z f b
Trong đó: LN: Lợi nhuận của hoạt động kinh tế. qt
i: Là khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại Zi: Giá thành sản xuất từng loại sản phẩm tiêu thụ. fi: Chi phí quản lý cho 1 đơn vị sản phẩm
* Đây là bộ phận lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính, gồm:
- Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh.
- Lợi nhuận về hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. - Lợi nhuận về thuê tài sản.
- Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
- Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi và lãi tiến vay ngân hàng. - Lợi nhuận cho vay vốn.
- Lợi nhuận do bán ngoại tệ …
2.2. Lợi nhuận khác
Là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên bao gồm:
- Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ. - Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra …
Các khoản thu trên được xác định sau khi trừ các khoản tổn thất có liên quan.