Phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 48 - 56)

II. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3. Phân tích chất lượng sản phẩm

3.1. Phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm

Trong các doanh nghiệp sản xuất, có nhiều loại sản phẩm được phân thành nhiều thứ hạng khác nhau và được thị trường chấp nhận. Ví dụ như: vải may mặc, gạch ngói, cà phê, cao su, chè … có thể phân thành loại đặt biệt, loại thường hoặc loại 1, 2, 3 …

Khi phân tích thứ hạng chất lượng đối với những sản phẩm có phân hạng có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

a. Phương pháp tỷ trọng

Phương pháp này thường áp dụng đối với sản phẩm có phân chia thứ hạng ít (thường dưới 3).

Theo phương pháp này trước hết tính ra tỷ trọng của từng thứ hạng chiếm trong tổng số sản phẩm kỳ thực hiện và kế hoạch theo công thức:

Tỷ trọng của từng thứ hạng (%) =

Số lượng sản phẩm từng thứ hạng

x 100 Tổng số sản phẩm

So sánh tỷ trọng kỳ thực hiện với kế hoạch. Nếu tỷ trọng của sản phẩm có thứ hạng tốt (loại 1) kỳ thực hiện cao hơn so với kế hoạch thì đánh giá chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện tốt hơn và ngược lại.

Phương pháp tỷ trọng giản đơn, dễ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không phản ánh được mối quan hệ giữa chất lượng sản ph

ẩm với kết quả sản xuất (biểu hiện qua chỉ tiêu giá trị). Hơn nữa, khi sản phẩm được phân ra nhiều thứ hạng nhất khác nhau thì phương pháp này sẽ không chính xác và do đó khó áp dụng.

Ví dụ: Có tài liệu về tình hình chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp như sau: Thứ hạng chất lượng SP Giá đơn vị (đồng) Kế hoạch Thực hiện Số lượng (1000sp ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất (tr. đ) Số lượng (1000sp ) Tỷ trọng (%) Giá trị sản xuất (tr.đ) Loại I 30.000 700 70 21.000 750 62,5 22.500 Loại II 24.000 300 30 7.200 450 37,5 10.800 Tổng 1.000 100 28.200 1.200 100 33.300

Tài liệu trong biểu cho thấy: Về sản lượng doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch cụ thể đạt 120% (1.200.000 : 1.000.000) tăng 20% với mức tăng 1.200.000 - 1.000.000 = 200.000 (sản phẩm). Song xét về chất lượng sản phẩm sản xuất ra thì

doanh nghiệp không đảm bảo, cụ thể sản phẩm loại I là loại tốt có giá trị cao. Kế hoạch quy định phải đạt 70% trong tổng số nhưng thực tế chỉ đạt 62,5%. Trong khi đó sản phẩm loại II là loại xấu hơn, có giá trị thấp hơn lại tăng lên cụ thể từ 30% lên đến 37,5%. Điều này chứng tỏ chất lượng sản phẩm đã giảm so

với kế hoạch, doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về chất lượng sản phẩm. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giá trị sản lượng, kế hoạch tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm không đảm bảo có thể do: - Chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo. - Tình trạng máy móc thiết bị không tốt.

- Tinh thần, trách nhiệm của công nhân hoặc tay nghề của công nhân chưa cao. - Không tôn trọng quy trình công nghệ.

- Làm dối, làm ẩu.

b. Phương pháp giá đơn vị bình quân

Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên. Theo phương pháp này trước hết phải tính giá cả bình quân 1 sản phẩm cho 2 kỳ thực hiện và kế hoạch theo công thức:

1 1 n i i i n i i q p P q    

Trong đó: p: Giá cả bình quân 1 sản phẩm

q i: Số lượng sản phẩm của từng thứ hạng. pi: Giá so sánh (giá thực tế) từng loại thứ hạng. So sánh giá cả bình quân 1 sản phẩm giữa kỳ thực hiện với kế hoạch.

Nếu P1 > P0: Biểu hiện chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện tốt hơn kỳ kế hoạch.

Nếu P1 < P0 : Biểu hiện chất lượng sản phẩm kỳ thực hiện tốt hơn kỳ kế hoạch.

Từ giá cả bình quân, 1 sản phẩm có thể xác định ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến giá trị sản lượng, bằng công thức sau đây:

Giá trị sản lượng sản phẩm tăng giảm do thay đổi chất lượng sản phẩm ( G ): G =  1  1 n il K i p p q   

Trong đó: G : Giá trị sản lượng sản phẩm tăng giảm do thay đổi chất lượng sản phẩm

p1: Giá đơn vị bình quân thực tế po: Giá đơn vị bình quân kế hoạch qil : Sản lượng thực tế

Ở ví dụ trên:

G = (27.750 - 28.200) x 1.200.000 = - 540.000.000 (đồng)

Như vậy, do chất lượng sản phẩm thực tế thấp hơn kế haọch đã làm cho giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm 540 triệu đồng.

c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân

Hệ số phẩm cấp bình quân của từng loại sản phẩm, được xác định bằng công thức sau: 1 1 n i i i n i il i q p H q p      Trong đó: H: Hệ số phẩm cấp bình quân qi: Số lượng sản phẩm của từng thứ hạng pi: Đơn giá của từng loại thứ hạng

pil: Đơn giá của thứ hạng sản phẩm có chất lượng cao nhất. So sánh hệ số phẩm cấp bình quân giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch.

- Nếu H = 1 thì toàn bộ sản phẩm đều là loại 1 ( hoặc là loại sản phẩm không phân theo cấp bậc chất lượng ) 700.000 30.000 300 24.000 28.200 1000 k p      1 750.000 30.000 450.000 24.000 27.750 1.200.000 p     

- Nếu H < 1 : Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì điều đó chứng tỏ khối lượng sản phẩm thứ hạng càng nhiều bấy nhiêu

So sánh hệ số phẩm cấp bình quân giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch:

- Nếu H1 < H0, chứng tỏ rằng chất lượng sản phẩm thực tế so với kế hoạch đã bị giảm thấp.

- Nếu H1 > H0, chứng tỏ rằng chất lượng sản phẩm thực tế so với kế hoạch đã tăng lên

Từ hệ số phẩm cấp bình quân, có thể xác định sự ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất như sau:

Δ G = ( H1 - H0 ) Σ qil pil

Trong đó: H1 : Hệ số phẩm cấp bình quân thực tế H0: Hệ số phẩm cấp bình quân kế hoạch qil : Sản lượng thực tế

pil: Đơn giá của thứ hạng sản phẩm có chất lượng cao nhất.

Bởi vậy người ta có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là nâng cao số lượng sản phẩm cho doanh nghiệp

3.2. Phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm

Do đặc điểm sản xuất của sản phẩm nên bên cạnh sản phẩm có thể phân thành thứ hạng chất lượng, lại có những sản phẩm không thể phân thành thứ hạng được, mà chỉ có sản phẩm đủ tiêu chuẩn và sản phẩm hỏng, phế phẩm (như doanh nghiệp sản xuất đồng hồ điện, máy công cụ, thiết bị điện tử, thiết bị chính xác …).

Trong quá trình sản xuất, có những chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm làm ra không đúng qui cách, tiêu chuẩn kỹ thuật phải sửa chữa hoặc huỷ bỏ không sử dụng được.

Đối với sản phẩm này, do không dự kiến mức độ sai hỏng trong kế hoạch nên khi phân tích thường so sánh mức sai hỏng kỳ này với kỳ trước hay so sánh mức sai hỏng kỳ này với kỳ trước hay so sánh mức độ sai hỏng bình quân của ngành.

Phương pháp phân tích: - Tính tỷ lệ sai hỏng:

+ Tính tỷ lệ sai hỏng cá biệt: phân tích tình hình sai hỏng của từng loại sản phẩm có thể dùng thước đo hiện vật để tính:

Chú ý: Trong sản phẩm hỏng gồm cả sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

Trong trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm, để tổng hợp chung tình hình sản phẩm hỏng, khi phân tích còn có thể sử dụng thước đo giá trị để tính.

Tỷ lệ sai hỏng

cá biệt (%) (t%) =

Chi phí về sản phẩm hỏng (h)

x 100 Giá thành sản xuất của sản phẩm (Z)

hi

ti = zi x 100

Chú ý: Chi phí sản phẩm hỏng (h) gồm chi phí về sản xuất hỏng không sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng trở thành chính phẩm.

+ Tính tỷ lệ sai hỏng bình quân. Tỷ lệ sai hỏng bình

quân (%) (T) =

Tổng chi phí về sản phẩm hỏng (h)

x 100 Tổng giá thành sản xuất của SP (Z)

Hoặc = zt 100%

z

  

- Sau đó so sánh tỷ lệ sai hỏng kỳ này với kỳ trước và sơ bộ đánh giá rút ra kết luận về chất lượng sản phẩm. Nếu tỷ lệ sai hỏng kỳ này thấp hơn kỳ trước thì chất lượng sản phẩm kỳ này tốt hơn kỳ trước và ngược lại.

+ Phân tích sự biến động của tỷ lệ sai hỏng bình quân do ảnh hưởng của hai nhân tố:

- Thay đổi cơ cấu sản lượng.

- Thay đổi hệ số sai hỏng của từng loại sản phẩm.

Ví dụ: Phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất của một doanh nghiệp theo tài liệu dưới đây:

Tên sản phẩm

Giá thành sản xuất của sản phẩm (tr.đ) Chi phí về sản phẩm hỏng (1.000đ) Tỷ lệ sai hỏng cá biệt = Số lượng sản phẩm hỏng loại i x 100 (%) Tổng số lượng sản phẩm sx loại i (kể cả sản phẩm hỏng)

Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 300 500 600 750 B 400 800 2.000 3.200 Tên sản phẩm Giá thành sản xuất của SP (trđ) Chi phí về sản phẩm hỏng (1.000đ) Tỷ lệ sai hỏng cá biệt (%) Tỷ lệ sai hỏng bình quân (%) Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này A 300 500 600 750 0,2 0,15 B 400 800 2.000 3.200 0,5 0,4 700 1.300 2.600 3.950 0,37 0,30

Đối tượng phân tích: 0,30 - 0,37 = - 0,07%

Qua đối tượng phân tích trên ta thấy: Tỷ lệ sai hỏng bình quân của cả hai loại sản phẩm A và B kỳ này so với kỳ trước giảm đi là 0,07%. Đìêu đó là do sự tác động của các nhân tố sau:

- Do sự thay đổi về cơ cấu về cơ cấu sản lượng đã làm cho tỷ lệ sai hỏng bình quân kỳ này so với kỳ trước.

500 0,2% 800 0,5%

100% 0,37% 0,38% 0,37% 0,01% 500 800

        

- Do sự thay đổi về tỷ lệ sai hỏng của từng loại sản phẩm đã ảnh hưởng tới tỷ lệ sai hỏng bình quân của cả hai loại sản phẩm kỳ này so với kỳ trước:

0,30% - 0,38% = - 0,08% Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố, ta có:

0,01% + (-0,08%) = - 0,07%

Từ kết quả tính toán trên ta thấy, tỷ lệ sai hỏng bình quân kỳ này so với kỳ trước giảm đi 0,07%, chủ yếu là do nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một biểu hiện rất tốt, phản ánh công nghệ sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một biểu hiện rất tốt, phản ánh công nghệ sản phẩm của doanh nghiệp đã được điều chỉnh tốt hơn. Mặt khác, cũng cần đi sâu phân tích tỉ mỉ hơn những nguyên nhân gây nên sản phẩm hỏng của doanh nghiệp, như:

- Không tôn trọng quy tắc, quy phạm kỹ thuật của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

- Vật liệu hỏng, kém chất lượng không đáp ứng được việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tinh thần và thái độ lao động của công nhân kém trách nhiệm, làm dối, làm ẩu, trình độ tay nghề kém

Câu hỏi và bài tập

1. Chủ thể kinh doanh có đặc điểm gì?

2. Trình bày chức năng, vai trò chủ yếu của doanh nghiệp?

3. Loại hình doanh nghiệp nào đang phát triển tại Việt Nam? Tại sao? 4. Phân tích các yếu tố quan trọng của sức mạnh cạnh tranh?

5. Có tài liệu về điều tra ý kiến của người tiêu dùng về tiêu chuẩn và nhãn hiệu, hệ số cho điểm của 5 sản phẩm A, B, C, D, E sau đây:

Tiêu chuẩn Hệ số A B C D E 1.Giá cả 3 9 8 7 6 7 2.Hiệu hàng 3 8 8 9 7 8 3.Dịch vụ sau bán hàng 2 8 6 8 6 7 4. Độ an toàn 1 7 9 8 8 7 5.Thẩm mỹ 1 7 5 7 5 6

Yêu cầu: Tính điểm và đánh giá thái độ của người tiêu dùng có xu hướng tập trung vào sản phẩm nào?

Chương 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Mã chương: MH18-3

Giới thiệu:

Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong sản xuất nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng phân tích các yếu tố sản xuất trong

doanh nghiệp trên cơ sở đó xác định được mức độ tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu:

- Trình bày đựơc các yếu tố sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp, những mặt cân đối và mặt mất cân đối giữa các yếu tố sản xuất;

- Phân biệt được các loại năng suất lao động;

- Vận dụng được các phương pháp phân tích của phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động, tài sản cố định, nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vận dụng được thành thạo các bài tập ứng dụng.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w