III. Phân tích yếu tố nguyên vật liệu
4. Phân tích mối quan hệ giữa cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu với kết quả
liệu với kết quả sản xuất
Tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu tốt hay không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất vì thế, thường xuyên phân tích tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Mối quan hệ giữa tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất được biểu hiện bằng phương trình kinh tế sau:
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra = Lượng dự trữ NVL đầu kỳ + Lượng NV nhập trong kỳ - Lượng NVL dự trữ cuối kỳ
Mức tiêu hao NVL cho 1 sản phẩm
Khi phân tích, dùng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu nhập, dự trữ và sử dụng NVL giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch. Dựa vào phương trình kinh tế trên, dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó đánh giá phân tích, đề xuất biện pháp để tổ chức công tác cung cấp, dự trự trữ và sử dụng NVL tốt hơn.
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình thực tế kế hoạch cung cấp, dự trữ và sử dụng 1 loại NVL của 1 doanh nghiệp trong quí báo cáo như sau:
Chỉ tiêu ĐVT KH TH %
1. Sản lượng SPSX ra tấn 78.000 80.000 102,56
2. Mức tiêu hao VL cho 1 SP m3 0,066 0,065 98,48
3. KL vật liệu tiêu hao trong kỳ m3 5.148 5.200 101,01 4. Lượng VL tồn kho.
- Đầu kỳ m3 515 520 100,97
- Cuối kỳ m3 515 500 97,08
5. Lượng VL nhập trong kỳ m3 5.148 5.180 100,62
Từ số liệu trong biểu cho thấy khối lượng vật liệu nhập trong kỳ đạt 100,62% tăng 0,62%. Với mức tăng 32m3, lượng NVL dự trữ đầu kỳ tăng so với kế hoạch 0,97%, lượng dự trữ cuối kỳ hụt so với kế hoạch và mức tiêu hao VL cho 1 sản phẩm giảm.
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của việc cung cấp, dự trữ và sử dụng NVL đến kết quả sản xuất, cần phải tính toán như sau:
Đối tượng phân tích: Q = 80.000 - 78.000 = 2.000 tấn + Số liệu kế hoạch: Qk = 515 5148 515 78.000
0,066
tấn Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố:
- Do ảnh hưởng của nhân tố lượng NVL tồn kho đầu kỳ:
Q(Mdk) = 520 5148 515 78.000 0,066
78.075,757 - 78.000 = 75,757 tấn
- Do ảnh hưởng của nhân tố nguyên vật liệu nhập trong kỳ:
Q(Mnk) = 420 5180 515 78.075,757 0,006
78.560,606 - 78.075,757 = 484,849 tấn
- Do ảnh hưởng của nhân tố lượng NVL tồn kho cuối kỳ.
Q(Mck) = 520 5180 500 78.560,606 0,066
- Do ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất một đơn vị sản phẩm. Q(m) = 520 5180 500 78.787,878 0,065 80.000 - 78.787,878 = 1.212,122 tấn Tổng hợp lại, ta có: 2000 tấn = 75,757 + 484,849 + 227,272 + 1.212,122
Kết quả tính được cho thấy do năng suất lao động tăng làm sản lượng tăng, do đó nhu cầu tăng NVL để đảm bảo cho sản xuất. Đó là biểu hiện tốt của công tác cung ứng vật tư nói riêng và công tác tổ chức sản xuất nói chung. Đồng thời do sử dụng tiết kiệm NVL cho 1 sản phẩm làm cho sản lượng tăng 1.212,122 tấn và từ đó làm giảm lượng vật liệu nhập, là một trong những yếu tố để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Song do sản xuất vật chất vẫn phát triển, khối lượng vật liệu nhập trong kỳ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất do đó phải sử dụng vật liệu tồn cuối kỳ làm sản lượng tăng 227,272 tấn. Việc sử dụng vật liệu tồn cuối kỳ vào sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kỳ sau. Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh kế hoạch nhập vật liệu sao cho hợp lý, đảm bảo nhịp độ sản xuất kỳ sau và giữ vững được mức dự trữ cuối kỳ.
Câu hỏi và bài tập
1. Tổng số lao động thường được phân thành mấy loại? khái quát thành sơ đồ?
2. Trình bày nội dung cơ bản của biện pháp tăng năng suất lao động? 3.Trình bày các nhân tố của thiết bị sản xuất tác động đến kết quả sản
4. Trình bày nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguyên liệu trong sản xuất?
5. Có tài liệu tình hình sản xuất và sử dụng lao động trong quý tại 1 doanh nghiệp như sau:
Tình hình sản xuất
1.000 đ Kế hoạch Thực tế A 3,2 33.125 35.700 B 2,5 10.000 9.200 C 2,0 8.000 10.500 Tình hình lao động Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực tế 1.Số CN SX BQ Người 140 135 2.Tổng số ngày làm việc Ngày 9.800 9.720
3.Tổng số giờ làm việc Người 73.500 71.928
Biết rằng:
- Có 1 nhân viên xin chuyển công tác
- Doanh nghiệp tổ chức làm thêm 2 ngày trong quý
- Doanh nghiệp đã đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và hiện đại hoá 1 số thiết bị sử dụng cho SX.
Yêu cầu:
Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng các nhân tố thuộc về lao động đến giá trị sản xuất thực hiện so với kế hoạch?
6. Tài liệu về tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện
1.Giá trị sản xuất 1.000 đ 14.932.800 17.846.700 2.Số CNSX BQ Người 510 505 3.Tổng số giờ làm việc Giờ 1.244.400 1.189.780 4.Tổng số ngày làm việc Ngày 155.550 156.555 Yêu cầu:
1./ Đánh giá biến động số lượng công nhân sản xuất quan hệ với giá trị sản xuất?
2./Phân tích các loại NSLĐ?
3./Phân tích và đánh giá các nhân tố thuộc về lao động ảnh hưởng đến giá trị sản xuất?
Chương 4
PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mã chương: MH18-4
Giới thiệu:
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích chi phí phục vụ sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm. Qua phân tích giúp cho người quản lý kiểm tra, các bước chi tiết trong các khâu xuất đồng thời có các giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu:
-Trình bày được ý nghĩa và nội dung của phân tích chi phí và giá thành sản phẩm;
-Xác định được phương pháp chung để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá;
-Trình bày được phương pháp phân tích tình hình thực kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được;
-Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được.
Nội dung chính: