Nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 37 - 38)

nghiệp

Mục tiêu:

- Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trình bày được vai trò của phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.

1. Ý nghĩa của việc phân tích

Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh.

Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hya không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, đánh giá, phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một kế hoạch sản xuất kinh doanh dù khoa học và chặt chẽ như thế nào song so với thực tế đã và đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, sẽ có nhiều điều cần bổ sung hoàn chỉnh.

Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đặt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quá trình sản xuất kinh doanh.

2. Nhiệm vụ của việc phân tích

Thu thập các thông tin số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ các bộ phận thống kê, kế toán của phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch lần lượt từng chỉ tiêu trong toàn bộ các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, bằng những kết quả phân tích cụ thể.

- Phân tích các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chỉ tiểu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và các bộ phận quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Vai trò của việc phân tích

Kết quả sản xuất thể hiện ở khối lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt hàng sản xuất, kết cấu mặt bằng …

Kết quả sản xuất phụ thuộc vào công tác tổ chức quản lý sản xuất, chịu ảnh hưởng bởi tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định.

Kết quả sản xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ lợi nhuận. Việc sản xuất ra sản phảm đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng là yếu tố quan trọng để đạt được doanh thu cao. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đạt được nhiều thuận lợi thì không phải chỉ sản xuất được nhiều sản phẩm, mà những sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được, nghĩa là sản phẩm sản xuất ra phải thích ứng với nhu cầu của thị trường, và phải được thị trường thừa nhận về giá cả và chất lượng … Kết quả sản xuất của doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và giải quyết được quan hệ cung cấp trên thị trường.

Một phần của tài liệu GIÁO TRINH PTHDKD MH18 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w