III. Phân tích yếu tố về tài sản cố định (TSCĐ)
2. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
2.1. Đánh giá chung tình hình sử dụng tài sản cố định
Trước tiên phải đánh giá một cách chung nhất việc sử dụng tài sản cố định. Chúng ta dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Giá trị sản xuất
Nguyên giá tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định càng tốt và ngược lại.
Tài sản cố định của doanh nghiệp ngoài dùng trong sản xuất còn được dùng trong kinh doanh như kho, cửa hàng, các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật khác. Có thể dùng một loại công thức khác để đánh giá.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tổng doanh thu
Nguyên giá tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này được phản ánh 1 đồng nguyên giá tài sản cố định làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Trong phân tích có thể dùng những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá riêng biệt từng loại tải sản cố định ngoài chỉ tiêu đánh giá chung toàn bộ tài sản cố định ngoài chỉ tiêu đánh giá chung toàn bộ tài sản cố định đã nêu ở trên như hiệu suất sử dụng tài sản cố định dùng trong sản xuất, hiệu suất sử dụng các phương tiện kỹ thuật, hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong kinh doanh.
Khi phân tích cần so sánh các chỉ tiêu trên giữa các kỳ, đánh giá sự tăng, giảm, tìm nguyên nhân của sự biến động đó và có giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho doanh nghiệp.
2.2. Phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc
Khi nghiên cứu vấn đề này chúng ta cần đi vào nghiên cứu loại tài sản cố định chủ yếu là các thiết bị máy móc.
b) Phân tích tình hình sử dụng số lượng thiết bị máy móc
Máy móc thiết bị sản xuất là những công cụ lao động có tác động trực tiếp đến đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Việc sử dụng số lượng thiết bị máy móc hiện có càng triệt để càng có điều kiện tạo ra nhiều sản phẩm cho doanh nghiệp. Việc sử dụng số lượng thiết bị máy móc được đánh giá thông qua chỉ tiêu hệ số sử dụng thiết bị máy móc hiện có.
Số lượng TBMM hiện có BQ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động thiết bị máy móc vào sản xuất , phụ thuộc vào tỷ lệ lắp đặt thiết bị và tỷ lệ sử dụng thiết bị đã lắp.
Hệ số lắp đặt thiết bị = Số lượng thiết bị đã lắp bình quân Số lượng thiết bị hiện có bình quân
Chỉ tiêu này đánh giá tính kịp thời của việc lắp đặt thiết bị ở doanh nghiệp.
Hệ số sử dụng thiết bị đã lắp = Số lượng thiết bị đang sử dụng BQ trong kỳ Số lượng thiết bị đã lắp bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này đánh giá mức độ huy động thiết bị đã lắp vào sản xuất.
Số lượng thiết bị đã lắp = số lượng thiết bị hiện có - Số lượng thiết bị dự trữ và chờ xử lý.
Số lượng thiết bị đang sử dụng = Số lượng thiết bị đã lắp - Số lượng thiết bị chưa đưa vào sản xuất đang sửa chữa.
Khi phân tích so sánh các chỉ tiêu trên giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ sau với kỳ trước để đánh giá việc huy động thiết bị máy móc vào sản xuất, tìm nguyên nhân khi các hệ số còn thấp, bị giảm nhằm có giải pháp nhanh chóng đưa các thiết bị vào sử dụng.
b. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của thiết bị máy móc.
Với một lượng máy móc, thiết bị có công suất nhất định thì thời gian sử dụng thiết bị dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Tổng số thời gian của máy móc được phân thành:
- Thời gian theo lịch (theo ngày hoặc theo giờ).
- Thời gian chế độ = Thời gian theo lịch - Thời gian ngoài chế độ.
- Thời gian ngoài chế độ: Là thời gian theo quy định máy móc thiết bị không làm việc.
- Thời gian ngừng việc theo kế hoạch: Là thời gian ngừng việc để sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch.
- Thời gian ngừng việc đột xuất: Ngừng vì lý do hư hỏng bất thường, mất điện, thiếu nguyên vật liệu … (ngừng việc ngoài kế hoạch).
+ Thời gian làm thêm - Thời gian làm thêm - Thời gian sản xuất ra sản phẩm hỏng.
Để đánh giá tình hình sử dụng thời gian của máy móc thiết bị cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau:
Hệ số sử dụng thời gian theo chế độ =
Thời gian làm việc có ích
Thời gian theo chế độ
Hệ số sử dụng thời gian theo lịch =
Thời gian làm việc có ích
Thời gian theo lịch
Trong tổng số thời gian máy làm việc thì chỉ có thời gian làm việc có ích là tạo ra kết quả cần thiết. Vì thế, nhiệm vụ của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tìm mọi cách nâng cao thời gian có ích. Để làm được điều đó, cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra thời gian ngừng việc để có biện pháp tập trung giải quyết.
c. Phân tích tình hình sử dụng công suất của thiết bị
Ngoài việc sử dụng MMTB về mặt số lượng, thời gian thì việc sử dụng về mặt công suất cũng có ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất. Việc sử dụng công suất được phản ánh thông qua chỉ tiêu năng lực của TBMM (Sản lượng làm ra trong một giờ, 1 ca …). Năng lực sản xuất phụ thuộc vào công suất thiết kế, trình độ thành thạo và ý thức của công nhân, vào việc cung cáp nguyên vật liệu …
Hệ số sử dụng công suất của MMTB = Công suất thực tế Công suất thiết kế
Công suất thực tế được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhất định. Công suất thiết kế là số lượng sản phẩm sản xuất theo định mức thiết kế của thiết bị đó.
Khi phân tích so sánh các chỉ tiêu trên giữa thực tế với kế hoạch, giữa năm nay với năm trước và đánh giá sự biến động của nó, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng công suất của thiết bị, từ đó tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
2.3. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị sản xuất đến kếtquả sản xuất quả sản xuất
Để thấy được một cách tổng quát, ta phân tích tổng hhợp ảnh hưởng của việc sử dụng số lượng, thời gian và năng suất của thiết bị đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp thông qua phương trình kinh tế sau:
Giá trị sản xuất = Số lượng thiết bị thực tế làm việc bình quân x Số giờ làm việc thực tế bình quân 1 máy x Công suất 1 giờ máy Hoặc Giá trị sản xuất = Số lượng thiết bị thực tế làm việc bình quân x Số ngày làm việc bình quân 1 máy x Số giờ làm việc bình quân 1 ngày x Công suất bình quân 1 giờ máy Dựa vào phương trình kinh tế trên, dùng phương pháp số chênh lệch để xác
định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
Ví dụ: Có tài liệu của một doanh nghiệp cho như sau:
Chỉ tiêu KH TT Chênh lệch
1. Giá trị sản xuất (trđ) 18.814 20.064 + 1.250 2. Tổng số giờ làm việc thực tế 40.900 45.600 + 4.700
3. Số MMTB (chiếc) 10 12 +2
4. Số giờ làm việc TT b/q 1 máy 4.090 3.800 -290 5. Công suất b/q 1 giờ máy 0,46 0,44 -0,02
Yêu cầu: Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng các yếu tố về MMTB đến giá trị sản xuất.
Bài giải:
Đối tượng phân tích Q = Q1 - Q0 = 20.064 - 180.814 = 1.250 triệu đồng
- Do số lượng MMTB sử dụng thay đổi:
QM = (12 - 10) x 4.090 x 0,46 = + 3.762,8 - Do số giờ làm việc thực tế b/q 1 máy thay đổi:
Qg = (3.800 - 4.090) x 12 x 0,46 = - 1.600,8 - Do công suất bình quân một giờ máy thay đổi
Qu = (0,44 - 0,46) x 12 x 3.800 = - 912 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Q = QM +Qg +Qu = 3.762,8 - 1.600,8 - 912 = + 1.250 (triệu đồng)
Kết qủa tính được cho thấy giá trị sản xuất tăng chủ yếu do số MMTB sử dụng trong kỳ tăng làm giá trị sản xuất tăng 3.762,8 (triệu đồng). Đó là nhân tố tích cực cần được phát huy trong kỳ tới. Song do doanh nghiệp sử dụng chưa tốt về công suất và thời gian làm việc của MMTB đã làm giá trị sản xuất giảm: 2.512,8 triệu đồng. Nếu như không có tổn thất này thì giá trị sản xuất còn tăng hơn nữa, doanh nghiệp cần tìm rõ nguyên nhân và đưa ra những biện pháp tích cực để khai thác những khả năng tiềm tàng đó để giá trị sản xuất tăng cao hơn nữa trong kỳ tới.