làm việc gấp ba, gấp bốn lần người bình thường, tuy nhiên đổi lại chúng tôi chẳng có gì cả. Toàn là những lời phê bình, trách móc. Các ông bác sĩ già quát, các cô y tá già quát, bệnh nhân quát… Hồi ấy tôi chỉ còn 40 kg. Năm 1996, tôi đỗ được đi học nội trú của Pháp. Sang đấy còn khổ hơn mặc dù mình được ăn ngon hơn.
Có lúc các cô y tá ở bên Pháp bảo rằng: Ơ cái ông bác sĩ Việt Nam
này bị điếc à? Vì chuông điện thoại reo, ngồi ngay cạnh nhưng mình
không dám nghe. Vì tiếng Pháp mình không giỏi. Nghe bệnh nhân người ta hỏi không hiểu gì thì chết. Thế là cứ giả vờ không nghe thấy hoặc chạy vào toilet trốn trong đấy. Năm học đầu tiên đó rất vất vả.
Giai đoạn thứ hai của đời bác sĩ là lúc chúng ta đã học thành tài, có cái nghề, có một môn mình đã giỏi hơn những người khác. Trở về nước, có chút tiếng tăm, lúc ấy người bác sĩ cảm thấy tự hào, mình có thể trở thành chuyên gia, mình có thể lên chức trưởng phòng hay phó phòng. Tuy nhiên chính giai đoạn đấy tôi nghĩ là giai đoạn người bác sĩ buồn nhất. Vì chúng ta thường tự hào về kiến thức của chúng ta nhưng ngành Y như một đại dương. Chúng ta học một góc nhưng không biết góc còn lại. Chính giai đoạn đó là giai đoạn mà bản thân tôi trả giá nhiều nhất. Những ca mổ biến chứng nhiều nhất xảy ra. Có những việc mà chúng ta không bao giờ quên được. Nỗi đau đấy hơn rất nhiều những cái mình đạt được.
Nếu các bạn đã vượt qua được giai đoạn thứ hai của nghề bác sĩ thì sẽ đến giai đoạn thứ ba. Lúc ấy các bạn sẽ trở thành một ông bác sĩ già, khó tính, chuyện gì cũng không hài lòng, việc gì cũng không cho là hoàn thiện. Chi tiết, chi li, đòi hỏi người trợ thủ của mình thật là cẩn thận, chi tiết. Lúc ấy các bạn sẽ trở nên khó khăn hơn trong sự lựa chọn, trong quyết định. Và đặc biệt là lúc ấy, bản thân những người như tôi cảm thấy rất buồn vì mọi sự trong ngành Y bị thay đổi. Khi kinh tế thị trường ảnh hưởng tới cuộc sống, rồi những
Vì một Việt Nam cất cánh
tin tức buồn như bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt đi tù hay là vừa ngay ngày hôm qua thôi thì một bác sĩ nam rất trẻ ở bệnh viện Vinh đã bị ba bốn người nhà bệnh nhân đuổi đánh, đấy là những cái mất.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy chúng tôi được nhiều hơn. Được ở chính những tình cảm những người bệnh viết cho tôi những bức thư, hoặc những trường hợp mà chúng tôi nghĩ là không thể nào vượt qua được mà chúng tôi cứu sống. Có cháu bé tôi mổ cách đây 12 năm, sau khi lấy vợ thì gọi điện mà tôi quên mất cháu rồi. Cháu gọi điện bảo: Xin mời bác dự đám cưới. Cháu lấy tất cả số tiền đám cưới đấy để tặng cho Quỹ chia sẻ tình thương của chúng tôi. Những câu chuyện cảm động đấy chính là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục bước chân trong ngành nghề khó khăn này.
Ai học ngành Y cũng đều phải có sự cố gắng, rất rất cố gắng. Ai theo được ngành Y cũng thực sự là sự hy sinh. Tuy nhiên đối với các bạn trẻ sinh viên Y tôi chỉ mong một điều: Trong giai đoạn hiện nay chúng ta hãy sống bằng chính kiến thức của bản thân mình. Mấu chốt để thành công trong ngành Y là chúng ta phải có thực tiễn. Nếu ngành Y mà chỉ có lý thuyết suông hoặc chỉ dùng kinh nghiệm thì không thể được. Lúc nào lí thuyết và thực hành cũng phải song hành với nhau. Chính vì vậy ngay cả những bác sĩ 60, 70 tuổi, tôi tin chắc người ta vẫn thường xuyên phải đọc, thường xuyên phải cập nhật kiến thức. Đấy là khó khăn nhưng cũng là hạnh phúc của ngành Y.
Tôi luôn muốn dành nhiều thời gian hơn nữa để chia sẻ với các bạn sinh viên. Tôi rất mong muốn các bạn có những câu hỏi, có những thắc mắc để tôi góp ý cho lựa chọn của các bạn trong ngành Y. Cũng như tôi rất mong muốn những người ngoài ngành Y, các bạn hãy chia sẻ những điều chưa hiểu, những khó khăn hay là những sự xấu xa của ngành Y để tôi có điều kiện để giãi bày. Rất mong muốn sẽ có nhiều người bác sĩ tốt trong tương lai.
Lê Đình Hiếu là nhà giáo dục và doanh nhân xã hội với 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ & sáng tạo, giáo dục âm nhạc, đào tạo kỹ năng, hướng nghiệp, và giáo dục dành cho người khuyết tật. Anh là một trong 30 người trẻ dưới 30 tuổi xuất sắc nhất Việt Nam năm 2016 do tạp chí Forbes Vietnam bình chọn, và là 1 trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2018. Lê Đình Hiếu hiện là Giám đốc Tuyển sinh & Giám đốc Dự bị Đại học tại ĐH VinUni, Đồng Sáng lập & Giám đốc Điều hành Học viện G.A.P, Giám đốc Chương trình Tìm kiếm Tài năng Talent Generation, thuộc dự án Today Voice, Trung tâm Văn hóa, Giáo dục & Đào tạo UNESCO, Sáng lập & Giám đốc Điều hành Dự án phi lợi nhuận Hear.Us.Now, giúp xóa bỏ bất bình đẳng trong giáo dục đối với người câm điếc.