chương trình lớn. Anh cũng là người rất tha thiết với những dự án cộng đồng. Gần đây, người ta thấy anh xuất hiện trong các sự kiện bên cạnh một chiếc bình nước sử dụng nhiều lần và những thông điệp rõ ràng trên áo.
Thời 4.Không:
Không chai nhựa dùng một lần Không cốc nhựa dùng một lần Không ống hút nhựa
Không túi nilon
Gần đây, chắc tất cả các bạn đã nghe một cụm từ rất thời thượng, là cách mạng công nghiệp 4.0. Tôi có một câu chuyện về Bốn nhưng lại là Bốn không: Không chai nhựa, không cốc nhựa, không ống hút nhựa và không túi nhựa. Câu chuyện này là về những trải nghiệm của tôi và gia đình. Tôi tin rằng nó cũng là câu chuyện mà các bạn cũng trải qua hàng ngày.
Cách đây hơn một năm, tôi thực sự bị rúng động khi đọc tin tức về việc Việt Nam của chúng ta là một trong những đất nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên chúng ta lại là một trong những nước xả ra môi trường nhiều rác thải nhất, nhất là rác thải nhựa xả ra đại dương. Tôi thực sự bị sốc. Tôi tự hỏi mình rằng, không biết là thói quen của mình hàng ngày như thế nào, gia đình mình tiêu dùng làm sao, ảnh hưởng gì đến việc xả rác thải ra môi trường?
Tôi suy nghĩ về những việc tôi đã làm, những công việc mà tôi tiếp xúc. Ví dụ tôi hay làm các show diễn có ekip đông người. Mỗi lần chúng tôi tập tành, tổng duyệt thì hậu cần mang ra rất nhiều hộp nước. Mỗi người dùng một chai nước nhựa để uống. Quay đi quay lại tôi thấy một loạt chai nhựa ở dưới đất. Tất cả các chai đều giống nhau, còn một phần nước và tôi không nhận được ra chai nào là của mình nữa. Giải pháp của tôi lúc đấy, tất nhiên là rút một chai nước mới nguyên ở trong thùng ra để uống. Cứ sau một buổi tập như thế thì cả ekip thải ra vô số chai nhựa mà trong đó nước còn chưa được dùng hết.
Vì một Việt Nam cất cánh
Đấy là khi đi làm, còn lúc về nhà tôi lại chứng kiến một câu chuyện khác. Mỗi lần vợ tôi đi chợ, đi siêu thị về thì tất nhiên cô ấy mang về một núi những túi nhựa. Khi vào siêu thị, hầu như cái gì cũng đều gói ghém bằng nilon hết, từ mấy quả táo, mớ rau rồi cân thịt… Mọi thứ ở siêu thị mà các bạn mang về nó sẽ là một núi rác thải nhựa.
Còn lúc mà đi du lịch, tôi cũng có những trải nghiệm rất không hay ho gì với lượng rác thải mà mình thải ra môi trường. Tôi có chụp lại một bức ảnh khi tôi vừa kết thúc một chuyến bay khoảng 14 giờ. Một mình tôi đã thải ra một lượng rác thải khá lớn. Một chiếc máy bay có khoảng ba bốn trăm người. Các bạn có thể tưởng tượng là trên bầu trời chúng ta một ngày có bao nhiêu nghìn máy bay bay đi bay lại. Mà đấy mới chỉ là câu chuyện đi du lịch thôi. Còn vô số chuyện khác khiến chúng ta xả thải ra môi trường qua những thói quen rất xấu.
Tôi quyết đi tìm những giải pháp để gia đình mình thay đổi những thói quen tiêu dùng hàng mấy chục năm nay. Những giải pháp của tôi cũng rất giản dị thôi. Chúng ta tìm giải pháp thay thế làm sao mà mình không dùng những ống hút nhựa nữa. Tôi không còn đến những quán cà phê thời thượng mà ở đấy họ chỉ bán những cốc nhựa rồi cắm ống hút vào. Tôi sắm cho mình một bình đựng nước. Tôi mới sắm nó nhưng mà tôi thực sự là ngạc nhiên về tác dụng của nó như thế nào. Các bạn cứ tưởng tượng như mình có cái tủ lạnh mang theo người ấy. Lúc nào nước của mình cũng rất lạnh. Hoặc nếu muốn uống cà phê vào thì nó có thể giữ ấm qua ngày được. Tôi rất yêu thích bình nước này của tôi. Bây giờ nó một đồ vật không thể thiếu được. Tôi thậm chí còn chụp ảnh nó theo trào lưu trên mạng là “đi cùng anh đến khắp thế gian” nữa.
Nhân tiện nói về những trào lưu trên mạng. Có một trào lưu mà tôi tham gia ngay từ đầu. Đấy là nhặt rác. Có nghĩa là bạn nhặt một
đống rác xong thì chụp một cái ảnh gọi là lúc trước và lúc sau rồi post lên mạng. Tôi nghĩ là nó chỉ mang tính hình thức thôi, rất khó để thay đổi ở ngay lập tức. Nhưng mà khi tham gia vào thử thách đó thì tôi thấy nó rất có ích. Bởi vì chỉ khi bạn cúi xuống nhặt đống rác đấy thì bạn sẽ ý thức khi bạn vứt rác xuống. Tôi từng thử dọn một đống rác trong vòng hai giờ. Đó là một đống rác rìa đường không có người đi bộ, chỉ có ô tô hoặc xe máy đi qua thôi. Tôi không hiểu vì sao lại có đống rác này. Sau khi dọn khoảng hai tiếng đồng hồ tôi phát hiện ra là càng bới thì lại càng nhiều rác. Đấy chỉ là một góc rất nhỏ ở trong thành phố của chúng ta. Còn bao nhiêu đống rác như thế nữa? Các bạn có tưởng tưởng nổi mình đã thải ra môi trường bao nhiêu rác trong một ngày không?
Tôi cũng còn nhiều biện pháp nữa để giáo dục con cái mình. Tôi sắm cho mỗi cháu một cái bình giống của tôi và bây giờ nó là vật bất ly thân của bọn trẻ. Lúc nào đi các cậu cũng cầm nó đi theo. Tôi nghĩ rằng khi bạn giáo dục từ bé nhỏ thì lớn lên các bé sẽ tự nhìn thấy nhựa sử dụng một lần rất độc hại. Tôi nghĩ mình cần phải giáo dục các con ngay từ tấm bé.
Công việc của tôi là làm rất nhiều chương trình truyền hình, khán giả đông đảo. Tôi nghĩ đấy là một trong những nơi mà mình có thể truyền tải những thông điệp về môi trường và cũng như giảm rác thải nhựa hiệu quả. Để hiệu quả hơn, tôi thậm chí còn thay đổi thời trang của mình. Tôi nhờ các bạn tôi thiết kế cho những cái áo có thông điệp rõ ràng bằng tiếng Việt, dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhìn để cho mọi người hiểu được thông điệp mà tôi muốn mang tới qua những chương trình mà tôi làm. Không ống hút nhựa, không chai nhựa, không túi nhựa, không cốc nhựa.
Tôi nghĩ những giải pháp của tôi giản dị, tất cả các bạn đều có thể làm được. Nhưng, đây là một cuộc chiến rất khó khăn.
Vì một Việt Nam cất cánh
Nó không hề dễ dàng gì thậm chí là nếu bạn chủ động để tránh việc, xả rác thải nhựa ra môi trường thì cũng chưa chắc rằng là bạn tránh được nó hoàn toàn. Ví dụ mới tuần trước tôi và vợ đi qua một cửa hàng bán nước ép giải khát, tôi định vào mua. Nhưng tôi chững lại một chút. Tôi nghĩ rằng chắc chắn lại là một cái cốc nhựa rồi, thế là tôi không mua nữa. Vợ tôi bảo: Không, ở đấy là cốc giấy anh ạ, anh cứ
vào đi mua đi. Vậy là tôi mua. Nhưng, nhoắng một cái, cốc giấy đã
có một nắp nhựa, một ống hút nhựa rồi lại thêm một quai nhựa để cho cốc giấy đấy vào, trông cho có vẻ sành điệu. Thế là tôi mới tỏ thái độ rằng: Bây giờ bỏ hết tất cả những gì liên quan đến nhựa ra thì tôi sẽ
mua cốc nước đấy. Cuối cùng thì tôi có được một cốc bằng giấy trong
đó có nước ép trái cây. Tôi sung sướng uống. Uống xong thì tôi phát hiện là trong cái cốc giấy đó nó vẫn tráng một lớp nhựa ở bên trong. Đấy, kể cả chúng ta chủ động nhưng cũng không thể tránh khỏi việc bị động khi mà sử dụng rác thải nhựa. Nói điều đấy để thấy rằng là một mình tôi không đủ, một mình các bạn cũng chưa đủ, phải là tất cả mọi người cùng tham gia, cùng có một thái độ với môi trường thì chúng ta mới may có thể thay đổi được thói quen tiêu dùng của mình, thói quen xả rác ra môi trường. Bởi vì tôi có nghe thấy ở đâu đấy họ có viết rằng là nếu mà loài người sử dụng nốt thời gian còn lại của mình ở trên cuộc đời thì cũng không dọn hết đống rác mà chúng ta đã xả ra môi trường.
Nắm bắt sự hưởng ứng mạnh mẽ của phong trào sống xanh, gần đây, các doanh nghiệp, trong đó có An Phát Holdings đã bắt đầu chuyển đổi sản xuất, đưa ra thị trường các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.
“Những chiếc túi thiện hơn với môi trường, được sản xuất bằng 100% nguyên liệu hữu cơ, chủ yếu là các loại tinh bột như ngô, khoai, sắn sẽ thay thế cho 100% túi nilon trong tương lai”