GIẤC MƠ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 46 - 51)

định của trường. Quy định của trường là trước giờ kiểm tra giáo viên không bao giờ làm đề cương cho các em hết, mà các em tự lấy giấy ra và ghi lại những kiến thức nào mà các em nghĩ là quan trọng. Bởi vì nếu chúng ta làm đề cương cho các em, đó là kiến thức của thầy cô, đó là cái thầy cô muốn các em biết. Nhưng khi các em bước ra khỏi nhà trường, ở ngoài kia bể kiến thức rộng lớn bao la, ai là người viết đề cương cho các em? Tôi nghĩ không có ai cả. Có thể ngày hôm nay em làm bài kiểm tra này điểm thấp vì em chọn sai kiến thức em cần biết, nhưng đó là những bài học quý giá.

Đó là cách mà người Mỹ đã dạy cho những em học sinh chỉ mới lớp 9 tự làm chủ kiến thức của mình như thế nào. Trong vô vàn kiến thức ngoài kia, bạn hãy tự chọn đâu là những kiến thức bạn muốn làm chủ.

Câu nói thứ hai: Trong rất nhiều kiến thức mà em may mắn được

học, được nghiên cứu, không phải em cần làm hết những thứ đó. Em phải biết chọn những thứ nào mà mình muốn làm. Tôi xin kể một ví

dụ thứ hai. Chắc là tất cả mọi người đều biết về hang Sơn Đoòng, một tuyệt tác của Việt Nam, không chỉ là hang động lớn nhất thế giới hiện nay, mà chứa bên trong nó là một hệ sinh thái 5 triệu năm chưa ai khám phá hết. Ở Mỹ có một hang khác nằm ở Tiểu bang New Mexico. Hang đó không lớn, không đẹp như hang Sơn Đoòng, nhưng cách đây khoảng chừng mười mấy năm, khi người ta phát hiện ra hang đó, có một điều rất thú vị, là ở bên trong đó có những loại vi sinh vật ăn tế bào ung thư. Tức là có những loài vi sinh vật trong hang có thể chữa được bệnh ung thư. Nếu điều đó xảy ra, đó là một bước tiến vĩ đại cho lịch sử loài người. Vào thời điểm đó rất nhiều công ty muốn đầu tư, muốn phát triển du lịch, muốn đưa nhiều người vào trong đó, và chính quyền Tiểu bang New Mexico quyết định làm một việc: đóng cửa hang. Họ nói như thế này: Chúng

Vì một Việt Nam cất cánh

được một số người, nhưng chúng ta triệt tiêu luôn hệ sinh thái nằm trong đó. Và chúng ta mất luôn một nền tảng quý giá của nhân loại. Ngày

hôm nay chính quyền Tiểu bang New Mexico thừa nhận rằng chúng tôi chưa đủ kiến thức để làm chủ cái hang. Và điều tốt nhất là đóng cửa cái hang đó lại để những thế hệ, những nhà khoa học, nhà y học về sau họ đủ kiến thức hơn họ sẽ sử dụng cái hang đó tốt hơn, và chúng ta giữ cho nhân loại. Rõ ràng là trong hằng hà sa số kiến thức mà họ biết, họ vẫn rất khiêm tốn và chọn điều họ cần làm.

Điều thứ ba mà thầy Berry Swatt nói với chúng tôi: Trong những

thứ bạn biết, những thứ bạn muốn làm, hãy chọn ưu tiên để làm những thứ nào có ích nhất cho xã hội. Tôi xin kể câu chuyện như thế này. Tôi

trở về Việt Nam không phải để làm một thầy giáo. Tôi trở về Việt Nam và đi làm một nhà tư vấn chiến lược. Tôi tư vấn cho các tập đoàn đa quốc gia, và có rất nhiều thành công. Nhưng vào năm 2012, tôi tham gia hỗ trợ một quỹ học bổng nho nhỏ. Quỹ học bổng này cung cấp, hỗ trợ tài chính cho những em học sinh nghèo và không có điều kiện đi học đại học.

Tôi nhớ năm đó chúng tôi có một em mồ côi cha mẹ sống ở Gia Lai, với bà ngoại. Một tháng bà của em kiếm được khoảng 700 ngàn, buôn bán ở ngoài chợ. Thử hỏi là số tiền đó có đủ cho em đi học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh không? Chắc chắn là không. Em nộp đơn vào Quỹ học bổng của chúng tôi và em được cấp học bổng để đi học. Em học tại Khoa Báo chí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ học bổng chúng tôi có một quy định như thế này: Em phải được ít nhất 6.5 thì năm sau bọn anh mới tiếp tục cấp học bổng cho em.

Kết thúc năm nhất đại học, em được 6.2. Ngày hôm đó chúng tôi họp với nhau, để ra quyết định là có cho học bổng để em tiếp tục học hay không. Một nửa nhóm điều hành nói là chúng ta không thể cho tiền em tiếp. Cho tiền em tức là lấy đi cơ hội của một bạn khác.

Chúng ta có những quy định rất rõ ràng, em không đạt số điểm theo yêu cầu, chúng ta cho tiền em tiếp tức là chúng ta phá vỡ những quy định đó. Tôi nằm trong nhóm còn lại và tôi nói như thế này thôi:

Nếu chúng ta không cho tiền em, đúng là chúng ta sẽ giữ được nguyên tắc của mình, nhưng chúng ta đóng lại cánh cửa tương lai của một em sinh viên, bởi vì tôi biết chắc rằng em không thể nào tiếp tục học đại học. Cuối cùng nhóm đi đến một thỏa thuận là vẫn tiếp tục cho tiền

em, nhưng nếu đến năm thứ hai mà em vẫn không đạt được 6.5 thì những người ủng hộ em ngày hôm nay phải lấy tiền túi ra để bù lại cho quỹ. Tôi đồng ý với việc đó.

Một năm sau, chúng tôi xem lại hồ sơ này. Kết thúc năm thứ hai đại học, em được 9.2. Kết thúc 4 năm đại học, em tốt nghiệp thủ khoa của Khoa Báo chí và hiện nay đang làm việc cho một tờ báo nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều đó giúp cho tôi biết một điều rằng, giáo dục là một vũ khí vĩ đại, thay đổi cuộc đời của một con người. Điều quan trọng nhất là bạn giúp cho càng nhiều người tiếp cận với giáo dục, bạn càng lan tỏa sức mạnh. Đó là khoảnh khắc mà tôi quyết định không làm một nhà tư vấn tài chính, không làm một nhà đầu tư chiến lược mà dành toàn bộ thời gian để xây dựng nên những học viện. Những nhóm mục tiêu mà tôi dạy là những em sinh viên nghèo, là những người khuyết tật, và đặc biệt là cộng đồng câm điếc, những người rất khó khăn ở Việt Nam.

Điều thứ tư mà thầy Berry Swatt đã dạy chúng tôi rằng: Em hãy

biết rất nhiều thứ, em chọn làm một vài thứ, những thứ em làm em ưu tiên những thứ nào có ích cho xã hội, nhưng điều cuối cùng quan trọng nhất, em phải biết đâu là hạnh phúc của cuộc đời mình. Khóa học mà

được nhiều em sinh viên đăng ký nhất tại đại học Yale của Mỹ có tên là Happiness, tức là sự hạnh phúc. Học cách làm chủ sự hạnh phúc của mình, học cách tìm kiếm sự hạnh phúc, tôi nghĩ đó là điều

Vì một Việt Nam cất cánh

quan trọng nhất trong cuộc đời. Các bạn không cần học giỏi nhất môn Toán, các bạn không cần là một kế toán giỏi hay là một kỹ sư xuất sắc. Bạn có thể chọn đi kiếm tiền và đó là hạnh phúc của bạn, và tôi tôn trọng điều đó. Một người khác có thể chọn là đi du lịch vòng quanh thế giới, và đó là hạnh phúc của bạn, tôi tôn trọng điều đó. Nhưng điều quan trọng nhất là tất cả mỗi chúng ta đều phải biết hạnh phúc của mình là gì. Có rất nhiều người đã gặp tôi và hỏi tôi rằng: Khi anh từ bỏ mức lương vài ngàn đô la và thậm chí anh đã từng có một cuộc sống rất tốt ở Mỹ, anh tốt nghiệp thủ khoa của một trường đại học, nhưng anh bỏ hết tất cả mọi thứ, để trở về Việt Nam, và đi dạy cho những đứa trẻ câm điếc. Hằng năm đều có những chuyến đi về miền Trung, Tây Bắc, thậm chí có những chuyến đi mà ở đó gặp các em học sinh tôi chỉ nói chuyện với các em được một tiếng nhưng tôi mất 5 tiếng đồng hồ để đi từ quốc lộ đến trường của các em. Họ hỏi tôi là tại sao anh làm điều đó, và tôi luôn trả lời một điều đơn giản thôi, đó là hạnh phúc của tôi.

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)