Tôi sinh ra ở một miền quê nghèo tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Tôi có tuổi thơ ấu rất vất vả; suốt ngày loanh quanh với ruộng đồng, quanh năm đi mót lúa. Sách vở là một chuyện xa xỉ.
Tôi nhớ rất rõ rằng, suốt năm cấp 1, cấp 2 tôi chỉ đọc một quyển sách duy nhất ngoài sách giáo khoa. Đó là quyển sách truyện “Thỏ và Rùa”. Tôi không biết tại sao mà một buổi chiều ông bố tôi, đi đâu đó về đã mua tập sách đó và tặng tôi. Tôi trùm kín chăn để đọc quyển sách đó, không muốn cho người khác biết. Quyển sách duy nhất đó, tôi nhớ mãi. Sau này khi lớn lên đi học đại học, ra trường rồi, có điều kiện hơn về kinh tế, tôi thường mua sách đọc. Tôi rất đam mê đọc sách. Nhưng có một điều tôi rất buồn và bị hẫng. Tôi không bao giờ đọc được những quyển sách Thiếu nhi, những tác phẩm cực kì nổi tiếng, những tác phẩm kinh điển khi tôi còn ấu thơ. Tôi nghĩ, không phải riêng chuyện đọc sách mà rất nhiều chuyện giáo dục khác, nếu ở tuổi nào đó của con người mà chúng ta không được học, không được trải nghiệm, không được làm thì lớn lên chúng ta sẽ mất cơ hội.
Tôi sống ở quê mười mấy năm, đi học đại học, rồi ở lại thành phố làm việc nhưng mà tôi vẫn đau đáu về quê. Tôi luôn về quê, mỗi dịp Tết, thăm gia đình, họ hàng. Tôi thấy một điều rằng, càng ngày kinh tế ngày càng phát triển, bớt nghèo đi bớt đói đi nhưng có ba câu chuyện như sau:
Thứ nhất là sách rất thiếu, trong gia đình không có sách, trong các trường học thì chỉ có một vài tuyển tập sách dầy cộp màu đỏ đỏ,
Vì một Việt Nam cất cánh
xanh xanh rồi báo địa phương. Trong thư viện hầu như không có sách, nhiều lớp học có tủ sách nhưng không có sách hoặc rất ít sách.
Thứ hai: Trong mắt tôi, ở quê rất buồn. Ngày Tết không biết đi chơi đâu cả. Đêm giao thừa cũng rất là buồn, không có không gian chơi chung để trao đổi, học cùng với nhau. Độ tương tác với thôn quê ngày càng giãn ra.
Thứ ba: Thiệt thòi về học ngoại ngữ. Khi lớn lên đi học tôi biết, hóa ra học thành phố có nhiều lợi thế để học ngoại ngữ hơn nông thôn rất nhiều.
Những chuyện thấy ngay trước mắt khiến tôi luôn luôn đau đáu, muốn làm một cái gì đó cho quê mình và những vùng quê nghèo khác. Tôi muốn gieo những hạt giống đầu tiên để sau này hình thành lên “Tủ sách nhân ái” và đặc biệt là “Ngôi nhà trí tuệ”. “Tủ sách nhân ái” và “Ngôi nhà trí tuệ”, hai dự án hoạt động độc lập nhau, có hỗ trợ lẫn nhau, ban điều hành khác nhau nhưng đều là những dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động nhân ái. “Tủ sách nhân ái” làm rộng hơn, “Ngôi nhà trí tuệ” làm sâu hơn. Trong mỗi “Ngôi nhà trí tuệ” thì có “Tủ sách nhân ái”. Trong những “Tủ sách nhân ái” có cả những kho tàng trí tuệ.
“Tủ sách nhân ái” với phương châm là “Trao cho trẻ một cuốn
sách là bạn đã thay đổi cả thế giới, thậm chí đã thay đổi cả vũ trụ”.
(Như cách nói của nhà thiên văn học người Mỹ ông Neil de Grasse Tyson). Với phương châm hoạt động như vậy thì sau gần ba năm, chúng tôi đã huy động và trao tặng được hơn 40 bộ sách tức là 400 cuốn sách tới 53 tỉnh thành, 111 huyện thị trong cả nước gần 7000 tủ sách. Đặc biệt ưu tiên cho các vùng núi, vùng sâu vùng xa hẻo lánh. Không chỉ tới nhà trường mà còn rất nhiều nhà khác như là nhà thờ, nhà chùa, nhà thương, nhà văn hóa thôn xóm, bản làng, nhà tù... Mỗi lần khi đi tặng sách, tôi thấy hình ảnh hàng trăm em
bé ùa lại mở những tủ sách mới tinh ra, các em nhặt sách lên xuýt xoa, các em vuốt ve cuốn sách, ôm vào mặt mình giống như là vật gì quý giá lắm thì anh em chúng tôi đều rất cảm động. Và những kí ức về tuổi thơ, những lúc trùm chăn lên để đọc sách, giấu không muốn cho người khác đọc lại đổ về trong tôi. Và chúng tôi lại nỗ lực đi thêm những miền quê khác.
Với tốc độ này thì trong tương lai chúng tôi sẽ có tủ sách ở 63 tỉnh thành của cả nước với nhiều miền quê. Vấn đề sách như vậy tạm ổn. Nhưng sân chơi thì sao? Ngày Tết các em chỉ lo học thôi. Ngoài học bây giờ các em cũng không phải làm việc đồng áng nhiều như chúng tôi ngày xưa nữa. Học xong thì chơi, iphone, ipad… Và đó là lý do hình thành nên “Ngôi nhà trí tuệ”.
“Ngôi nhà trí tuệ” là những không gian để mọi người có thể đến đó để chia sẻ kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ sự hiểu biết với nhau một cách trực tiếp. Tại đó mọi người học không phải vì lấy bằng cấp, không phải vì điểm số, không có thưởng, không có phạt, mà học vì tình yêu trí thức, vì lòng đam mê hiểu biết, vì tình yêu vẻ đẹp của trí tuệ. “Ngôi nhà trí tuệ” đầu tiên được hình thành trên ngôi nhà của bố mẹ tôi. Một ngôi nhà khá đẹp, hàng trăm năm tuổi, có một khu vườn rộng gần hai sào, chúng tôi đã bỏ hoang sau khi mẹ tôi mất. Nhà tôi đi vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Mẹ tôi là một giáo viên. Chúng tôi đã xây một ngôi nhà thành thư viện rất đẹp, có hàng ngàn cuốn sách cho tất cả mọi lứa tuổi: Sách nông nghiệp hữu cơ, làm sao nuôi gà, làm sao nuôi thỏ, làm sao nuôi heo cho hiệu quả, làm sao trồng trọt, làm sao để trừ sâu, làm sao làm ra thực phẩm sạch... Tất cả mọi người ai có bất cứ thắc mắc, muốn hiểu thì có thể đến đó để mượn sách, hoàn toàn miễn phí quanh năm suốt tháng.
“Ngôi nhà trí tuệ” là những lớp học hoàn toàn miễn phí, là những câu lạc bộ, các em có thể đến học với các thầy cô. Tất cả
Vì một Việt Nam cất cánh
những gì các em thắc mắc ở trường không dám hỏi thầy cô hoặc không dám hỏi bố mẹ thì các em có thể đến “Ngôi nhà trí tuệ” để hỏi những thầy cô ở đây. Thời gian còn lại rảnh thì thầy cô sẽ tiếp tục dạy cho các em những thứ mà thầy cô nghĩ rằng phù hợp chỉ để các em hiểu biết thôi chứ không phải là vì điểm sổ. Chúng tôi tập trung nhiều nhất cho môn tiếng Anh. Chúng tôi có mời rất nhiều thầy cô nước ngoài về dạy cho các em để các em có được khái niệm đầu tiên về việc nghe giọng bản ngữ thế nào. Chứ không phải học tiếng Anh như 20 năm qua mình đã học, không nói được, không nghe được.
Thứ tư, chúng tôi có các lớp về kỹ năng sống. Ví dụ như: Làm sao để quản lý tiền bạc, làm sao để biết được mình có năng lực gì. Mình giỏi toán thì mình phải học toán, mình giỏi văn thì sao phải học vẽ. Mình học gì thì mình tập trung vào việc mình giỏi nhất để mình học. Rồi làm sao để thể hiện lòng biết ơn tới bố mẹ, tới thầy cô. Thứ năm, Ngôi nhà đúng nghĩa là một ngôi nhà. Rất nhiều những con người tại quê hương đã ra đi, họ thành công ở thành phố trở thành doanh nhân, trí thức, học giả, nhà báo… Họ trở lại quê vào ngày Tết, vào ngày hè thì chúng tôi sẽ có một lượng diễn giả hàng trăm người để chia sẻ những trải nghiệm sống, những thành công thất bại bao nhiêu năm qua ở thành phố, làm sao mình tránh những vấp ngã.
Thứ sáu, “Ngôi nhà trí tuệ” nó là một khách sạn sinh thái mini, trang bị tất cả mọi thứ, chén đũa bát, sẵn sàng tiếp đón bất cứ một vị khách nào, bất cứ quốc gia nào tới. Rất nhiều diễn giả, những kỷ lục gia thế giới đã về ngôi nhà đấy để giảng cho em nhiều câu chuyện. Họ ở đó tự nấu ăn, sáng đi chợ Giăng, đi tắm sông, leo núi. Chiều sẽ dạy các em tiếng Anh, thiên văn học… những thứ là sở trường của họ. Buổi tối bên ấm nước chè xanh nói chuyện cùng với dân làng. Và chính người dân lại chia sẻ câu chuyện ở quê mình
cho họ, trao đổi cách dạy con ở mỗi quốc gia khác nhau thế nào. Người dịch chính là các em học sinh, và những thầy cô, những tình nguyện viên ở ngay tại xã đó.
Sau hơn một năm hoạt động, chúng tôi đã xây dựng được 7 “Ngôi nhà trí tuệ”. Một là tại Thanh Chương ở nhà tôi, 5 “Ngôi nhà trí tuệ” ở Yên Thành, 1 “Ngôi nhà trí tuệ” ở Đức Thọ. Bảy ngôi nhà và có hàng chục ngôi nhà khác chúng tôi đang chuẩn bị cho ra đời trong năm nay hoặc năm sau. Rất nhiều “Ngôi nhà trí tuệ” được địa phương đón nhận, đặc biệt là huyện Yên Thành. Địa phương đã mời hội khuyến học vận hành thêm nhiều “Ngôi nhà trí tuệ” ở ngay tại các nhà văn hóa xóm làng.
Tôi luôn luôn nghĩ rằng đó là một cuộc đua, một cuộc chạy tiếp sức mặc dù mỗi anh em chúng tôi trong chương trình đều có doanh nghiệp riêng hoặc đi làm công việc riêng, “Ngôi nhà trí tuệ”, “Tủ sách nhân ái” chỉ là cuộc chơi. Nhưng chúng tôi luôn luôn động viên nhau rằng đây là một cuộc chơi, khi nào mệt sẽ nghỉ thì sẽ có những người khác tiếp sức để chạy tới đích. Cứ người này mệt lại có người khác tiếp tục ngay. Tôi có những người bạn đồng hành từ rất lâu như anh Phan Đăng Chương, là giám đốc điều hành của “Tủ sách nhân ái” và “Ngôi nhà trí tuệ” Yên Thành, anh Đoàn Tử Hoan là người chủ trì toàn bộ hoạt động của “Ngôi nhà trí tuệ” Đức Thọ, cô Ngô Diệu Thúy vừa là giảng viên về kỹ năng sống vừa là người phụ trách việc điều phối chung…
Tôi nhận được hàng trăm bức thư từ các em học sinh, các thầy cô giáo. Nhiều cô giáo tâm sự rằng: Thấy sách của anh tôi muốn
ôm về hết. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tôi chưa bao giờ tôi thấy nhiều sách như vậy cả. Một em học sinh ở Hương Khê, Hà Tĩnh
viết một bức thư đại ý rằng: Sau khi nhận đọc rất nhiều sách của
chương trình em mới biết rằng: Hóa ra nếu mình học cho bản thân mình, không phải học vì thầy cô, không phải học vì ông bà, không phải
Vì một Việt Nam cất cánh
học vì cha mẹ không phải học vì những người khác, không phải học để lấy bằng cấp mà học vì bản thân mình, vì sự hiểu biết của mình thì lớn lên chúng ta có thể làm chủ được cuộc sống của mình một cách đàng hoàng, không để bố mẹ phải lo, không để thầy cô phải lo, chúng ta có thể lo lắng cuộc đời mình một cách rất là thoải mái. Và như vậy không ai có thể ăn hiếp được em cả. Câu nói rất ngây thơ của đứa trẻ
“không ai ăn hiếp được em cả”. Và nếu tất cả các em khác, học sinh khác trên toàn cõi Việt Nam này cũng học với tâm thế như vậy thì chắc chắn rằng không có một quốc gia nào, không một dân tộc nào có thể ăn hiếp được dân tộc Việt Nam.
Ông là một Việt kiều - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Pháp, nhưng lúc nào ông cũng thích giới thiệu mình là một “anh nhà quê Quảng Nam”. Sinh năm 1944, rời Việt Nam từ năm 7 tuổi, sau 40 năm học tập và làm việc tại Pháp, năm 1996,