Làng Triêm Tây, Quảng Nam hàng năm bị xói mòn đi hàng chục mét đất, ông đã đề xuất với chính quyền cải tạo làng Triêm Tây thành khu du lịch sinh thái. Giờ đây, Làng Triêm Tây đã trở thành một dạng thức điển hình của kiến trúc bền vững - tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng cộng đồng, nâng niu văn hóa bản địa và đặc biệt là huy động được sức mạnh của cộng đồng
Tôi tên là Bùi Kiến Quốc, sinh ra ở Quảng Nam và tôi có một hộ chiếu Pháp. Tôi rời Việt Nam khi còn rất nhỏ 6 tuổi và trở lại mấy chục năm sau. Tôi tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Pháp ở Paris năm 1967 hồi đó còn khá trẻ (22 tuổi) rồi bắt đầu hành nghề và gặp được một chút thành công. Năm 1991 tôi được bầu và mời vào Viện Kiến trúc Quốc gia Pháp. Vào năm 1996, đại sứ Việt Nam ở Paris có đề nghị tôi về Việt Nam để góp sức giúp tổ chức Hội nghị Quốc tế Francophonie, tức Hội nghị những quốc gia Pháp ngữ bao gồm hơn 50 quốc gia (Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Canada, Việt Nam...). Với lời mời đó tôi quay trở lại Việt Nam sau hơn 30 năm xa cách. Được về nhà như vậy với tôi là một sự may mắn, một cơ hội góp phần giúp đỡ quê hương, nhưng tôi còn may mắn hơn nữa khi được gặp ba nhân vật rất đẹp, đẹp tuyệt vời.
Đầu tiên là Hà Nội.
Tôi nghĩ rằng lúc đó Hà Nội là thành phố với kiến trúc Pháp đẹp nhất thế giới, những con phố cổ, hàng cây, biệt thự và hồ nước, tất cả đều được gìn giữ nguyên vẹn. Hà Nội lúc đó có nhiều cây xanh, rất ít ô tô, người dân hầu như chỉ di chuyển bằng xe đạp. Những cô gái áo trắng, tóc đen dài, đi xe đạp, nhẹ nhàng và êm đềm là một hình ảnh Việt Nam đẹp như trong mơ.
Sau đó, sau khi làm xong một số công việc với Văn phòng Chính phủ thì tôi về quê hương Quảng Nam, đi cúng ông bà, cha mẹ tôi, về chào hỏi gia đình còn lại. Tại nơi đây tôi mới gặp được người đẹp thứ hai của mình, đó là Hội An. Nhưng cái đẹp nhất ở Hội An, theo tôi, hồi đó là văn hóa sinh sống của người dân. Sự hiền lành và thân thiện của người dân mang lại một không khí cực kì ấm cúng, văn minh và lịch sự. Đó là một yếu tố mà trong xã hội