CHỦ TỊCH TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG ĐIẾC CÂM (DCOH) TP HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 141 - 142)

Tôi tên là Đoàn Phạm Khiêm, tôi là người điếc câm. Mẹ tôi tên là Phạm Cao Phương Thảo, mẹ tôi là một người mắt kém.

Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã nhận thấy rằng mẹ tôi khi sinh ra một người con điếc câm thì rất vất vả và phải hi sinh nhiều, nhiều hơn những người mẹ có những đứa con nghe nói khác. Tôi thực sự biết ơn vì điều đó. Khi tôi đủ tuổi đi học, tại thành phố Hồ Chí Minh không có trường nào dạy cho trẻ điếc câm cả. Mẹ tôi đã dắt tôi đi tìm rất nhiều trường. Khi về nhà, mẹ tôi dạy tôi rất nhiều. Mẹ cầm tay tôi viết từng chữ. Đến ngày nay, tôi có thể thành công như thế này.

Tôi đã chứng kiến những đau khổ mà mẹ tôi phải trải qua. Mẹ tôi bị ba tôi bạo hành. Lúc đó tôi còn rất nhỏ, không thể bảo vệ mẹ. Tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng mẹ tôi lại luôn luôn lạc quan và đồng hành cùng tôi trên mọi con đường. Mẹ tôi đã vận động trường mở một lớp cho trẻ điếc. Có tôi và bốn bạn khác học ở lớp đó. Lúc đó mẹ con tôi giao tiếp bằng giấy bút. Tuy nhiên lúc đó tôi chưa hiểu nhiều để có thể trao đổi được. Tôi có xin giáo viên một bảng chữ cái kí hiệu ngón tay và hỏi mẹ có muốn học không? Mẹ tôi bảo rất muốn học và tập luyện theo bảng chữ cái đó để hai mẹ con tôi có thể trao đổi được với nhau. Mẹ tôi hàng ngày vẫn phải đi làm. Tôi không biết mẹ tôi đã học bảng chữ cái vào lúc nào nhưng mỗi buổi tối về tôi lại thấy mẹ tiến bộ hơn một chút. Lúc đó tôi cũng đã hỏi ba tôi có muốn học không nhưng ba tôi không học, tôi khá buồn. Khi tôi đi học, ba tôi đến đón. Tôi đã nói với cô giáo rằng: Cô nói

ba về đi, con không muốn đi về cùng ba. Tôi biết lúc đó ba rất buồn

nhưng lúc đó hình ảnh ba đánh mẹ từ khi còn nhỏ vẫn in sâu vào

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)