NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC FPT, SÁNG LẬP ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN FUN

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 62 - 69)

Khi đi trên một con đường mới, chắc chắn có rất nhiều chông gai, khó khăn. Nhưng nhiều khi bí quyết để tìm ra một con đường mới nằm trong quá khứ. Tháng 5 đối với tôi bao giờ cũng là một tháng có rất nhiều cảm xúc, vì tháng 5 có ngày sinh của một người mà thực sự đã làm thay đổi cuộc đời tôi, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi không có dịp gặp được Cụ Hồ trực tiếp nhưng có hai kỷ niệm sâu sắc đi theo tôi suốt cả cuộc đời. Hồi học cấp 3, không hiểu ai đã dạy tôi một bài hát mà lời ca cũng như giai điệu đấy làm tôi xúc động vô cùng. Tôi đã đem bài hát đó dạy tất cả các bạn trong lớp, và bây giờ khi gặp nhau chúng tôi lại cùng nhau hát. Mỗi khi gặp khó khăn tôi lại lẩm nhẩm bài hát đấy. Đó là bài hát “Biết ơn Cụ Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Lưu Văn Thụ sáng tác năm 1944: “Dân

Nam ơi biết ơn biết ơn Cụ Hồ đời đời, bao nhiêu năm sống trong nguy nan điêu linh. Dân Nam ơi biết ơn Cụ Hồ đời đời, một lòng vì dân Người đấu tranh không ngừng. Trong rừng sâu lập thành chiến lũy, đêm ngày ra…cùng chiến sĩ, bao nhiêu phen chống phường ngoại xâm, giặc nghe thấy hoảng hồn khiếp kinh. Theo Người đi diệt phường phát xít, xua sạch tan cuộc đời đói rét, đem cho ta những ngày tự do. Đây hạnh phúc cuộc đời ấm no”.

Năm 2002 đầu mùa đông rất lạnh, tôi lúc đấy có nhiệm vụ phải sang Mỹ để mở thị trường, tất nhiên là không ai tiếp chúng tôi cả vì chúng tôi không biết gì. Một người Mỹ đã nói với chúng tôi rằng:

Tôi nghĩ các anh không biết lập trình, hóa ra anh còn không biết cả tiếng Anh nữa. Rất cô đơn, tôi ra hiệu sách mua một cuốn sách. Cuốn sách

Vì một Việt Nam cất cánh

William Duiker. Tôi đã đọc hết 600 trang cuốn sách đó bằng tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt, vì tôi hiểu rằng ở đây có những bài học mà những người đi trước, của Cụ Hồ và các đồng chí khó khăn hơn chúng tôi rất nhiều lần, mà các cụ đã vượt qua được và lập nên một sự nghiệp vĩ đại. Tôi muốn tóm tắt lại thành 5 bài học, biết đâu được các bạn sẽ đi được con đường mới dễ hơn, và biết đâu được nữa giấc mơ Make in Vietnam và Việt Nam hùng cường có thể gần hơn nếu chúng ta biết trân trọng bài học đã có.

Thứ nhất: Xác định một mục tiêu cực kỳ rõ ràng, nhất quán. Nói ra thì rất đơn giản nhưng không hề tầm thường một chút nào cả. Cậu bé Nguyễn Tất Thành từ lúc còn đi học đã nhìn thấy trường Pháp có dòng chữ: Tự do – bình đẳng – bác ái. Khi người Pháp hỏi:

Tại sao ông lại đi làm cách mạng? Người đã nói rằng: Tôi chỉ muốn người Việt Nam cũng được hưởng tự do, bình đẳng, bác ái như người Pháp. Câu trả lời đầy thuyết phục.

Khi chúng tôi mới thành lập FPT shop, lúc ấy tôi mới 38 tuổi, chưa kinh doanh bao giờ cả. Để trả lời câu hỏi: Mình làm cái này để làm gì? Già rồi còn ra nước ngoài cô đơn lạnh lẽo làm gì? Thì chúng tôi đã ngồi với nhau và nhất trí rằng chúng tôi phải làm việc này vì muốn “Thắp sáng tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới” (Chữ của anh Lệ ở công ty MA). Nhưng lúc ấy, đa số anh em vẫn không hiểu lắm. Chúng tôi nói rất đơn giản, là chúng tôi mong muốn một ngày đẹp trời được họp với Bill Gates để bàn về vấn đề công nghệ, và khẩu hiệu đấy rất truyền cảm hứng, thôi thúc các bạn trẻ. Năm 2007 chúng tôi đã làm được điều đấy, và chúng tôi rất là tự hào.

Bài học thứ hai: Kết hợp nhuần nhuyễn Việt Nam và các phương pháp luận của phương Tây. Mọi người đều thấy hình ảnh Cụ Hồ là hình ảnh một ông đồ, giản dị, thân thuộc với nhân dân Việt Nam. Nhưng Cụ đã, áp dụng Chủ nghĩa Mác – Lê nin khi thực hiện mục tiêu của mình, một chủ nghĩa tiên tiến vào đầu thế kỷ XX. Khi được

sĩ quan tình báo Mỹ hỏi năm 1945: Tại sao Cụ lại vận dụng Chủ

nghĩa Mác – Lê nin? Cụ đã trả lời rất đơn giản: Để chống lại một đế quốc hùng mạnh như Pháp thì người ta không thể chỉ dùng đánh bom và bạo lực, người ta cần có kỷ luật, đào tạo, phương pháp. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã cho chúng tôi khuôn khổ đấy.

Chúng tôi cũng thế. Chúng tôi biết rằng, khi chúng ta làm một sự nghiệp lớn thì phải dựa vào tinh thần Việt Nam là chính. Ở FPT gọi đó là một cái làng, mô hình mà chúng tôi rất ngưỡng mộ người nông dân Việt Nam đã có những làng nghề. Tôi luôn luôn dẫn khách sang làng nghề Bát Tràng, và Việt Nam có khoảng 800 làng nghề như vậy, cực kỳ nổi tiếng. Nhưng như thế chưa đủ, phải kết hợp, trong ngành công nghệ thì làng nghề chưa đủ, chúng tôi phải kết hợp với một phương pháp rất quan trọng mà tất cả các bạn làm phần mềm đều biết đó là CMM – phương pháp quản trị các dự án phần mềm của một Viện của Mỹ cực kỳ nổi tiếng. Chúng tôi kết hợp nhuần nhuyễn và có hiệu quả không ngờ. Và khi chúng tôi xây dựng khuôn viên đầu tiên ở trên Hòa Lạc chúng tôi đặt tên trụ sở là Làng nghề phần mềm Việt Nam.

Bài học thứ ba là: Tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân. Năm 1940, khi đang ở Quế Lâm, Cụ Hồ đã ra lệnh cho các đồng chí của mình là phải trở về Việt Nam. Bắt đầu chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, phải trở về Việt Nam thì các đồng chí của Cụ đã rất lo lắng, rằng chúng ta không có vũ khí, chúng ta làm sao về mà chống lại được Pháp? Cụ đã nói rất rõ ràng như thế này: Vũ khí không phải là vấn đề quan

trọng nhất của cách mạng. Bây giờ chúng ta có vũ khí, ai sẽ là người cầm vũ khí? Chúng ta phải về nước, phải tuyên truyền, vận động nhân dân. Một khi nhân dân đứng lên, nhân dân sẽ có vũ khí. Ở công ty chúng

tôi tin tưởng tuyệt đối vào việc đấy. Bất cứ một việc nào khó, dù là một công nghệ chưa bao giờ gặp, dù là một khách hàng cực kỳ khó tính, hay là phải mở văn phòng ở một nước xa xôi, chúng tôi dựa vào

Vì một Việt Nam cất cánh

các bạn trẻ. Có những bạn mới ra trường khi được cử sang đi qua nước khác các bạn ấy còn khóc, bảo là em không bao giờ nghĩ được tin tưởng. Nhưng khi được tin tưởng, các bạn ấy chưa bao giờ làm chúng tôi thất vọng. Tôi đã nói rằng ở FPT chúng tôi không phải làm gì cả. Tất cả công việc là các bạn ấy làm.

Bài học thứ tư tôi nghĩ rất quan trọng đối với đất nước Việt Nam bây giờ và đặc biệt các bạn trẻ đang làm, gọi là lấy thế thắng lực. Việt Nam là một nước yếu, nghèo, nguồn lực ít, tiền không có, làm thế nào thắng được? Trong cuộc đời Hồ Chí Minh đã có rất nhiều lần đã chứng minh được rằng không cần là một nước lớn vẫn có thể làm được những việc phi thường. Năm 1919, tại hội nghị Véc xây, cách đây đúng 100 năm, trong thế tàn cuộc của chiến tranh thế giới thứ nhất, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuất hiện với một bản yêu sách, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, và cái tên Nguyễn Ái Quốc trở thành một niềm cảm hứng cho tất cả những người làm cách mạng ở các nước thuộc địa. Năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Hồ Chí Minh lúc ấy chỉ có 5.000 đồng chí đã tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám trong vòng hai tuần. Đấy là những thời cơ, thời thế tạo nên cơ hội như vậy, với một lực lượng rất nhỏ chúng ta vẫn có thể làm được một việc rất lớn. Khi chúng tôi phải đối mặt với những đối thủ rất hùng mạnh về mặt công nghệ, chúng tôi biết rằng chúng ta không thể đối diện trực tiếp được, chúng ta phải tận dụng từng lợi thế nhỏ nhất, ví dụ như đất nước Việt Nam chúng ta là một đất nước rất kiên cường, nhưng rất thanh bình. Việc đầu tiên của chúng tôi bao giờ cũng là mời các bạn sang Việt Nam, không nói chuyện làm ăn gì cả. Khi có cảm tình với Việt Nam rồi người ta sẽ giúp chúng tôi đi những bước nữa, từng bước một, chúng tôi chinh phục được những công ty như Sony, Toshiba ở Nhật Bản, Microsoft, Boeing, Airbus… Và họ tin rằng chúng ta làm được.

Bài học cuối cùng: Học và hành. Chúng ta hay nói học đi đôi với hành, nhưng mà Cụ Hồ có tóm tắt lại thành một câu rất đơn giản mà tôi nghĩ là triết lý rất sâu sắc, tức là Thực hành sinh ra hiểu biết.

Hiểu biết tiến tới lý luận. Lý luận lãnh đạo thực hành. Tức là nếu mà

chúng ta không có kinh nghiệm, chỉ có lý luận không thì chúng ta cũng không thể làm được. Nhưng mà chúng ta chỉ có kinh nghiệm cũng lên làm lãnh đạo chúng ta sẽ gọi là kinh nghiệm chủ nghĩa và kể lại hồi xưa anh thế này, hồi xưa anh thế kia. Chúng ta phải đi từng bước, và phải quay trở lại lãnh đạo thực hành. Năm 1945 Cụ Hồ đã trả lời rằng: Tôi không học đại học, nhưng cuộc đời dạy tôi lịch sử, quân

sự, triết học… Năm 1961 khi đi về Nghệ An, Cụ nói rằng: Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào tôi cũng học việc mới, việc lớn việc nhỏ đều tự làm. Tinh thần tự học đấy có trong mỗi thanh niên Việt Nam. Khi

gặp công nghệ mới, chúng tôi không ngần ngại vì càng công nghệ mới thì tinh thần học hành của chúng ta càng có lợi thế. Chúng tôi mạnh dạn đón nhận cái mới. Bằng cách không phải là học, bằng cách nhận. Anh cứ giao cho tôi đi, tôi sẽ làm được. Chúng ta phải qua thực hành, qua hiểu biết, rồi trong quá trình có hiểu biết đấy chúng ta mới bắt đầu bồi bổ hệ thống hóa kiến thức của mình, lúc ấy làm những việc lớn hơn. Từ những dự án ban đầu chỉ có 5 – 10 ngàn USD bây giờ chúng tôi làm những dự án hàng chục triệu USD. Nói về Hồ Chí Minh nhà sử học Mỹ nói một câu rất hay và lay động:

Trong cuộc đời mình Hồ Chí Minh không chỉ giải phóng dân tộc mình, không chỉ là nguồn cảm hứng cho các nước thuộc địa giành lại được độc lập, Hồ Chí Minh còn biết cách lay động văn hóa và chạm vào tâm hồn của kẻ thù.

10 năm trước có một người Mỹ là chủ một quỹ đầu tư ở Việt Nam. Ông đến mời tôi đi ăn, trong bữa ăn tôi nghĩ là ông ấy định bàn cơ hội làm ăn gì cơ, nhưng ông ấy nói một câu như thế này: Tôi

Vì một Việt Nam cất cánh

với các bạn ấy ít kinh nghiệm, phương pháp lãnh đạo của Hồ Chí Minh, tôi nghĩ rằng nó sẽ phù hợp với các bạn ấy hơn là các bạn ấy học kinh nghiệm của những nước xa xôi. Và tôi đã đến nói những câu chuyện

ấy với độ 30 – 40 bạn. Các bạn ấy tiếp cận được, nhiều bạn trong đó bây giờ rất thành công. Còn tôi cũng cảm thấy tự hào là đã giúp một chút ít để các bạn ấy thành công như ngày hôm nay. Các bạn đi con đường mới nhưng nhiều khi lời giải cho con đường mới đã nằm sẵn trong quá khứ. Chúng ta cần biết trân trọng và nghiên cứu nó, tiếp cận một cách khoa học.

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)