Đối với những người yêu bóng đá thì tôi là một bình luận viên bóng đá. Tôi thích đi phượt, thích đi lang thang. Tôi đã đi hơn 60 nước trên thế giới trong suốt hành trình của mình. Tôi cũng có thể nói những câu chuyện liên quan đến giáo dục. Giáo sư Xoay (Đinh Tiến Dũng, một người bạn của nhà báo Trương Anh Ngọc) có định nghĩa về tôi như thế này: Là “nhà tập thể”, tức là tôi làm tất cả mọi thứ có thể được và ở vai trò nào thì tôi cũng gần như là thành công và cũng tạo ra được một dấu ấn đối với độc giả, khán giả và thính giả. Nhưng mà tôi không được phép quên, không được phép quên những gì tôi đã học, không được phép quên tôi là ai. Tôi vẫn là một nhà báo. Con đường đến với nghề báo của tôi khá lãng mạn. Ngay từ đầu tôi đã luôn nghĩ rằng nhà báo là một nghề rất lãng mạn và rất vinh quang. Tôi đã xem những bộ phim của Hollywood nói về những nhà báo điều tra những scandal sau đó trở thành những người hùng. Tôi cũng xem một bộ phim của Ý về nghề báo, nghề nguy hiểm, phải trải qua rất nhiều những khó khăn, chiến đấu với mafia và anh ấy trở thành người hùng. Tóm lại là khi còn bé thì với tôi nhà báo là một người hùng.
Có hai điều đã khiến tôi trở thành một phóng viên.
Thứ nhất là bố tôi. Bố là người đã truyền cảm hứng cho tôi trở thành nhà báo. Bố tôi cũng là một nhà báo, một phóng viên
Vì một Việt Nam cất cánh
của Thông tấn xã Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, bố tôi đã có mặt ở chiến trường Quảng Trị, đưa tin, viết bài về những trận đánh trong thời kỳ Quảng Trị đỏ lửa. Bố tôi cũng đã bị thương trong thời kỳ đó. Khi còn nhỏ, tôi đọc những trang báo bố viết trên báo Quân đội nhân dân, tôi cảm thấy hơi lửa rừng rực trong người. Tôi có một suy nghĩ rằng: Một lúc nào đó mình cũng
có thể đứng ở vị trí của bố, ở giữa hai làn đạn quân ta và quân địch, mình có thể miêu tả trận đánh như thế này. Mình có thể được sống trong không khí như thế. Lớn lên tôi mơ được thành một phóng viên
chiến trường.
Điều thứ hai khiến tôi muốn trở thành một phóng viên là một tấm bản đồ. Bác tôi là một sĩ quan hải quân. Bác có tặng tôi một tấm bản đồ to bằng một cái chiếu đôi. Khoảng lớp 4 lớp 5, tôi nằm bò trên tấm bản đồ đó, vẽ lại tấm bản đồ thế giới trong vòng một tuần. Nhờ tấm bản đồ đó mà tôi nhớ được rất nhiều nước trên thế giới, nhớ được thủ đô, nhớ được bờ biển chỗ này, nhớ được chỗ kia. Tôi cầm bút chì gạch ra đây là nước Mỹ, đây là nước Pháp, đây là nước Nga, đây là Indonesia… Tôi mơ một ngày nào đó sẽ được đến tất cả những đất nước đấy chứ không phải là nằm bò trên tấm bản đồ đó, không phải chỉ là đọc những tác phẩm của Dumas, của Tolstoy và mơ một ngày nào đó mình trở thành một người giống như là dũng sĩ Đắc - ta - nhăng (D’Artagnan), và làm những điều nghĩa hiệp. Tóm lại mọi thứ vẫn chỉ là vinh quang, vẫn chỉ là người hùng, vẫn chỉ là cái gì đấy lãng mạn.