Con người nhà báo
Tôi có gần bảy năm công tác ở châu Âu với tư cách là Trưởng cơ quan đại diện của Thông tấn xã Việt Nam ở Ý. Trong khoảng thời gian đó, tôi hay được cử đi các giải đấu lớn trên thế giới bởi vì ngoài vai trò là một phóng viên thời sự quốc tế thì tôi còn là một người đam mê thể thao và cũng thích viết về thể thao. Trong những chuyến đi liên quan tới các giải đấu lớn trên thế giới như thế, tôi đã viết gì? Tôi viết về bóng đá, đương nhiên rồi, tôi mô tả Messi như thế nào, Ronaldo ra sao? Tôi mô tả thắng thua, niềm vui nỗi buồn của các cổ động viên, nhưng tôi muốn nhìn sâu hơn nữa cuộc sống bên ngoài sân cỏ. Sân cỏ chỉ 90 x 60 m, 5.400 m2. Khi ngồi ở nhà xem ti vi, chúng ta chỉ nhìn thấy các cầu thủ ra sân, trận đấu, thắng thua, thẻ đỏ, thẻ vàng, và trận đấu kết thúc. Ti vi chuyển sang một chương trình khác. Nhưng tôi có mặt tại đó, có mặt tại nơi diễn ra sự kiện, tôi ngồi giữa các cổ động viên, tôi đến các khu dân cư nghèo, tôi nhìn thấy tất cả những điều khác. Tôi đặt ra một câu hỏi, vậy khán giả, độc giả ở nhà có cần xem, có cần biết những gì đang diễn ra ngoài sân vận động không?
Năm 2010, tôi có mặt ở Nam Phi, nhìn thấy những sân vận động đẹp đẽ, cỏ xanh rờn, tôi nhìn thấy hàng tỷ đô la được đổ vào đó, nhưng tôi lại nhìn thấy ngay ở bên cạnh sân vận động Soccer City,
Johannesburg những xóm nghèo, những nơi mà tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ AIDS rất cao. Tôi nhìn thấy những đứa trẻ bị đói, tình trạng cướp giật… Trước khi sang đó, tôi nhận được một tờ khuyến cáo của sứ quán Việt Nam ở Nam Phi dài năm trang, nói về việc nếu bị cướp thì bạn nên làm gì. Tóm lại là khiến tôi hình dung về một đất nước không an toàn. Một phóng viên luôn luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi, và họ phải tìm ra câu trả lời. Tôi đặt câu hỏi là trong thời gian diễn ra World Cup như thế, bóng đá đã được đầu tư như thế nào? Người dân ở trong đất nước có World Cup họ có vui không, có hạnh phúc, sung sướng không, họ có cảm thấy rằng họ đang tổ chức một giải đấu cho thế giới và họ có phần trong đó không? Câu trả lời của tôi là không. Tôi đã đi bộ, tôi đã đi xe, tôi đã đi tới nhiều khu dân cư nghèo ở Nam Phi, tôi đã hỏi rất nhiều những con người khác nhau, và câu trả lời của tôi là: Chúng tôi tổ chức World Cup trong vòng một
tháng, nhưng chúng tôi sẽ phải trả nợ trong vòng 30 năm, và cuộc sống của chúng tôi không hề vui vẻ một chút nào cả.
Trong hành trình đi tìm câu trả lời đấy tôi đã bị cướp, một lần suýt chết. Đấy là một khu dân cư ở cách thành phố Cape Town 30km. Khi ở đó, ta thấy đây là một thành phố rất đẹp. Nhưng ngoài thành phố là một thế giới hoàn toàn khác. Khi mà tôi nói tên khu dân cư đó ra thì năm anh taxi từ chối, không một anh nào nhận lời cả, vì khu đấy nổi tiếng thường xuyên xảy ra tình trạng giết người, cướp bóc. Tôi đặt ra câu hỏi là: Khi trận đấu đang diễn ra
như thế liệu người ta có ngừng cướp bóc không? Người ta có ngừng giết nhau không? Người ta có ngừng làm những điều xấu hay không? Câu
trả lời đã xảy ra đối với chính tôi. Đó là đến anh taxi thứ sáu thì anh ấy đồng ý chở tôi đi bởi vì con anh ấy bị ốm, anh ấy cần tiền, nhưng tôi phải trả rất là nhiều. Khi xe taxi đến cách khu dân cư đấy khoảng mấy cây số thì anh taxi dừng lại, chui vào một trạm xăng, gỡ biển taxi đi và nói với tôi: Chúng ta không nên gây sự chú ý đối với những
Vì một Việt Nam cất cánh
người đang sống ở trong đó. Bởi vì chúng ta sẽ trở thành mục tiêu của những vụ cướp. Anh ấy không cho tôi ra khỏi xe. Anh ấy bắt tôi phải
chụp ảnh ở trong xe, và tôi cảm thấy mấy trăm đô tôi chi cho anh ấy dẫn tôi vào một khu như thế là hoàn toàn vô ích. Tôi không thể chấp nhận việc là tôi ngồi trong đó được.
Nhưng, khi tôi ra khỏi xe chụp ảnh bọn trẻ đang đá bóng thì tôi bị hai thanh niên cầm dao đuổi. Rất may là tôi chạy tốt, tôi đã thoát chết. Cho đến bây giờ nhiều khi ngồi nghĩ lại câu chuyện đó tôi vẫn cảm thấy run, giật mình và đặt ra một câu hỏi: Mình là một phóng
viên đi đưa tin về một giải đấu bóng đá, vậy thì liệu mình có nên liều chết đến một nơi không liên quan gì đến bóng đá như thế không? Liệu mình có cần phải hy sinh, đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn như thế không? Tôi đặt ra câu hỏi như thế sau khi trở về, và 1.000 lần tôi trả
lời là có. Bởi vì tại sao, một phóng viên ngoài lòng trắc ẩn, hướng đến những con người cùng đinh trong xã hội kia, thì anh ấy cũng phải làm nghề, anh ấy cũng phải đưa tin về những gì người ta không thể nhìn thấy được trên tivi. Và tôi cho rằng tôi hoàn toàn làm điều đó là đúng.
Liên Liên là cái tên không hề xa lạ với khán giả truyền hình với nhiều câu chuyện điều tra mạo hiểm như: hoạt động bảo kê tại chợ Long Biên, thâm nhập điểm đen pha chế xăng dầu trái phép, đường dây mua bán văn bằng đại học giả, tín dụng đen, chênh lệch giá thuốc bảo hiểm, loạt bài về nhũng nhiễu thủ tục hành chính người dân… Các tác phẩm của chị có sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn. Trên đường băng của Cất cánh sẽ là một Liên Liên hoàn toàn khác biệt, với những câu chuyện phía sau quãng đời làm phóng viên điều tra của chị.