Quê giàu mới giữ được ngườ

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 109 - 110)

Việc thứ hai tôi làm là vận động bà con sử dụng các giống mới vào sản xuất theo đúng như chuyên môn tôi đã được học ở trường Nông nghiệp. Tuy nhiên để cho bà con học tập và làm theo thì gặp rất nhiều khó khăn. Bà con chưa tin vào cách đổi mới như là: trồng rau trái vụ, trồng cây ăn quả ôn đới hay trồng cây dược liệu như cây tam thất. Vì vậy, chúng tôi đã làm trước để làm tấm gương cho bà con nhân dân. Hai vợ chồng tôi tranh thủ ngoài giờ hành chính làm vườn, trồng cây dược liệu, trồng cây ăn quả. Hiện nay, các vườn tam thất ở xã Mản Thẩn của chúng tôi đã cho thu hoạch hoa. Các hộ dân đều có thu nhập từ cây tam thất. Với cây tam thất thì giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với việc trồng ngô, trồng lúa. Chúng tôi mong muốn là sẽ xây dựng cây tam thất thành cây đặc sản của địa phương. Mỗi khi nói đến cây tam thất thì người ta sẽ nhớ đến Si Ma Cai.

Mản Thẩn vẫn là một địa phương nghèo và tôi nghĩ là mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn để cho quê hương của mình ngày càng phát triển. Tôi thấy hạnh phúc khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để giúp cho quê hương, được phục vụ nhân dân, tiếp tục cố gắng để làm sao trở thành người đầy tớ suốt đời trung thành của nhân dân như là lời Bác Hồ đã dạy.

Vì một Việt Nam cất cánh

Nguyễn Anh Tuấn sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo thuộc xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Hành trình khai sáng kiến thức và khát vọng đổi đời đưa chàng trai xứ Nghệ đến thành phố Hồ Chí Minh Khi hai mục tiêu này đã thực hiện được, Tuấn khát khao mang kiến thức đến với vùng quê nghèo. Và ý tưởng “Ngôi nhà trí tuệ” ra đời.

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)