TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆ P VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 57 - 58)

Trong thời gian vừa qua quá nhiều người nói về công nghiệp 4.0, về trí tuệ nhân tạo, về smart city, về những nguy cơ, những thách thức, tuy nhiên đối với chúng tôi, chúng tôi tin rằng công nghệ dù có hiện đại, phức tạp và tiến bộ đến bao nhiêu, mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ cho con người, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, con người hạnh phúc hơn. Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi chọn một con đường riêng của mình. Rất nhiều cách để tiếp cận 4.0, chúng ta đầu tư nhiều vào công nghệ lõi, tập trung sản xuất, nghiên cứu… Nhưng cách chúng tôi chọn là đi từ những vấn đề của chính chúng ta. Cuộc sống này có quá nhiều vấn đề. Con người có quá nhiều nỗi đau. Và chúng tôi đi tìm những nỗi đau để giải quyết.

Đất nước Việt Nam chúng ta hơn 40 năm độc lập, tuy nhiên vẫn còn những việc xảy ra hằng ngày rất đau xót. Tai nạn giao thông ở Việt Nam 1 năm 10.000 người chết. Con số này vượt quá cả nạn nhân của sóng thần Nhật Bản năm 2011, và nhiều hơn bất kỳ một cuộc chiến tranh nào gần đây, chiến tranh Syria, chiến tranh Libya, chiến tranh Iraq. Nhưng nếu chúng ta tiếp cận với những vấn đề đó thì công nghệ có thể giải quyết được những câu chuyện này không? Chúng tôi có niềm tin mãnh liệt rằng chúng ta làm được, nếu áp dụng công nghệ trên tất cả các phương tiện có thể giám sát được hành trình, có thể giám sát được tài xế, các sensor được lắp trên tất cả các quốc lộ, những trung tâm điều hành chỉ huy, những lực lượng tác chiến thì chúng ta hoàn toàn có thể biết được nơi nào xảy ra tai nạn nhiều nhất, tài xế nào, phương tiện nào để ngăn chặn kịp thời. Nếu tiếp cận theo cách như vậy, thì rất nhiều vấn đề của xã hội, từ y tế,

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)