Hành động làm nên sự thay đổ

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 93 - 95)

Tôi cũng đã đi qua rất nhiều bãi biển ngập chìm trong rác. Tôi cũng gặp phải rất nhiều người và dòng sông oằn mình trong rác. Khi mà tôi chia sẻ những bức ảnh mình chụp lên mạng thì tôi cũng nhận được khá nhiều bức ảnh gửi lại cho tôi của những người quen biết hoặc không quen biết. Có một điều khác rằng, những bức ảnh đó,

Vì một Việt Nam cất cánh

những bãi biển đó đã được dọn sạch. Thậm chí những bãi biển có tới hàng nghìn người dọn trong thời gian rất dài. Tôi nhận ra rằng chỉ có hành động mới làm nên thay đổi?

Nhưng chúng ta sẽ hành động như thế nào để giảm rác thải nhựa ra đại dương.

Đầu tiên: Hãy phân loại rác ở nhà. Rất nhiều người thường bảo rằng phân loại rác xong vất ra ngoài đấy, tất cả đều cho vào xe. Nó vô nghĩa và họ không làm nữa. Nhưng thực ra khi chúng ta phân loại rác hữu cơ riêng, rác thải nhựa riêng, những đồ tái chế sử dụng riêng, thậm chí cả pin độc hại nữa thì chúng ta đã làm cho những người như chú Bảy Long đó đỡ vất vả hơn rất nhiều. Khi chúng ta chia như thế, họ sẽ không phải bới móc nữa. Hành động ấy sẽ làm cho rác thải nhựa được hạn chế ra môi trường rất nhiều và mang lại ý nghĩa rất lớn.

Thứ hai: Chúng ta hãy giảm sử dụng nhựa đặc biệt nhựa sử dụng một lần như chai nước, túi nilon, ống hút hay cốc nhựa. Chúng ta hãy dùng bình nước cá nhân, cốc cá nhân hay mang theo túi sử dụng nhiều lần khi đi mua hàng. Mỗi người làm một việc thế thôi nhưng có tác dụng vô cùng lớn lao. Các cơ quản lý, các doanh nghiệp có thể không sử dụng chai nhựa trong các cuộc họp. Những siêu thị không sử dụng túi nilon nữa. Đặc biệt tôi muốn nói đến trường học, nơi đào tạo chủ nhân tương lai của hành tinh, của đại dương này. Mỗi lần khai giảng, có thể cấm thả bóng bay lên trời. Không phải chỉ vì bóng bay là lãng phí tiền đâu. Cũng không phải vì bóng bay có thể cháy nổ, có thể gây nguy hiểm tới học sinh mà còn bởi bóng bay là rác thải nhựa mềm. Nó nguy hiểm gấp nhiều lần rác thải cứng. Nó làm nhiều loài chim, nhiều loài động vật sống dưới nước như rùa chết vì tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)