giáo dục, nông nghiệp sẽ được giải quyết. Đứng sau đó là một trời công nghệ − chúng tôi hay gọi như vậy. Nào là Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối blockchain, hay là dữ liệu lớn Big data. Tôi tin chắc rằng 99% người dân trên toàn cầu không hiểu cặn kẽ nó là gì, chỉ có 1% hiểu thôi. Vai trò của những công ty hàng đầu, những công ty có trách nhiệm với xã hội là phải biến những công nghệ đó thành những giải pháp đơn giản.
4.0 đối với người nông dân là gì? Ai sẽ mua hàng của họ, giá nông sản trên thị trường như thế nào? Sẽ không còn câu chuyện được mùa thất bại mà mất mùa thì cũng thất bại. Người ta sẽ không bị thương lái chèn ép nữa nếu người ta được tiếp cận những ứng dụng rất đơn giản về 4.0.
Về y tế, rất đáng buồn khi khảo sát y tế ở Việt Nam thì gần một nửa dân số Việt Nam không biết mình thuộc nhóm máu nào, tức là chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ. Mỗi người dân phải có một hồ sơ sức khỏe để biết rằng chúng ta nhóm máu nào để khi tai nạn còn biết là ai có thể truyền máu cho mình, để khi khám chữa bệnh bác sĩ biết rõ trước đây mình đã khám những bệnh viện nào, mình bị chống chỉ định với những loại thuốc nào, không được dùng những loại thuốc nào. Công nghệ đơn giản như vậy, để biến những vấn đề của cuộc sống thành hiện thực, và đó là cách chúng tôi tiếp cận.
Chúng ta đã bị lỡ mất ba cuộc cách mạng, lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba từ cuối thế kỷ 18 cho đến thế kỷ 20 do điều kiện chính trị, lịch sử, địa lý của Việt Nam. Và đây là cơ hội của cuộc cách mạng lần thứ tư, nhưng với cách thức chúng ta tiếp cận từ những vấn đề thực tế của cuộc sống. Đó là con đường khác biệt và con đường mới mà chúng tôi đã chọn.
Vậy trong cuộc cách mạng này, ai sẽ giúp Việt Nam? Ai sẽ giúp chúng ta để đồng hành cùng với cuộc cách mạng lần thứ tư này?
Vì một Việt Nam cất cánh
Câu trả lời là không ai cả. Chính chúng ta, chính người Việt Nam phải tự giải quyết vấn đề của mình, bởi vì chúng ta là người Việt Nam, chúng ta hiểu nhất chúng ta đang gặp những vấn đề gì, chúng ta đang gặp những nỗi đau gì và chúng ta mong muốn đi về đâu. Không một ai từ Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc hay bất kỳ nơi nào có thể giúp chúng ta được. Chúng tôi rất ủng hộ chương trình phát động của Chính phủ, Make in Vietnam, tức là người Việt Nam phải làm chủ được hoàn toàn tất cả công nghệ. Nhưng làm chủ chưa đủ, chúng ta phải biến những giải pháp rất Việt Nam thành hiện thực.
Một tin rất mừng là đầu tháng 5/2019 thì một trong những giải thưởng uy tín nhất châu Á về Icity, đó là giải Telecom Awards 2019 có vinh danh giải pháp thành phố thông minh Smart city sáng tạo nhất châu Á, đó là giải pháp của thành phố Huế do Viettel cùng với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế triển khai. Chúng tôi đã vượt qua 28 ứng viên đến từ 28 công ty công nghệ của châu Á. Vòng cuối cùng có 4 công ty lọt vào danh sách: Viettel; Alibaba của Trung Quốc; Bharti Airtel India, công ty viễn thông lớn nhất Ấn Độ và SK Telecom, công ty lớn nhất của Hàn Quốc. Chúng tôi rất bất ngờ khi chiến thắng giải này và sắp tới sẽ trao giải ở Singapore. Giải pháp chúng tôi đưa ra có quy mô không phải lớn nhất, vì Huế rất nhỏ, không phải là công nghệ nhiều nhất, nhưng đó là sáng tạo nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất. Đấy là cách mà thế giới vinh danh chúng ta, đã khích lệ chúng tôi tự tin rằng: Đó là con đường chúng ta đã đi, một con đường mới, đó là một lựa chọn đúng đắn.
Cá nhân tôi không còn trẻ nữa, cũng chưa phải là già. Tôi chưa đến 40 tuổi, nhưng đã đồng hành cùng với Viettel hơn 15 năm rồi. Tôi đã từng đặt chân tới hơn 40 nước, vượt quá số tuổi của tôi. Tôi đã từng ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu và châu Á, tôi đã từng đặt chân tới những đất nước mà mọi người gọi là tận cùng nỗi đau của thế giới, đó là Haiti. Khi tôi sang năm 2011, ở đó vừa động đất
xong khoảng 8 tháng. Trận động đất đấy làm chết hơn một nửa triệu người, trong khi dân cư của nước họ có hơn 7 triệu người. Khi đó chúng tôi đang triển khai một mạng lưới viễn thông ở Haiti, biến ước mơ đặt dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ viễn thông thế giới. Tôi có gặp một người bạn, cùng ăn cơm. Và bạn ấy khóc, bảo: Anh ơi ở
đây khổ quá. Một mình em ở đây xung quanh toàn người bản địa, nói tiếng Pháp, em thì chỉ biết tiếng Anh. 6 tháng trời không gặp một người Việt nào cả, và ăn thì không có nước mắm. Rau phải chấm với muối mỏ pha với nước suối rồi trộn với đường. Nhưng mà thực sự em vẫn cảm ơn Viettel, em vẫn cảm ơn Việt Nam và em vẫn cảm ơn gia đình. Khi em đến một quốc gia tận cùng nỗi đau của thế giới này, thì em mới thấy giá trị cuộc sống lớn quá, em vẫn hạnh phúc vì em được sinh ra ở Việt Nam, và em thấy trân trọng cuộc đời còn lại của mình.
Vì một Việt Nam cất cánh