Trong thời đại 4.0 này, chỉ cần một cú click chuột các bạn học sinh có thể tiếp cận với rất nhiều thông tin. Những thông tin ấy nhiều khi còn mới mẻ hơn những thông tin mà thầy cô chúng tôi mang đến cho các em trên bục giảng với phấn trắng, bảng đen. Tôi nghĩa là mình phải có một định nghĩa khác về người thầy giáo dạy văn. Họ là người truyền cảm hứng, là người mang đến những điều thú vị hơn những điều chỉ nằm trong sách giáo khoa. Tôi rất muốn là người đồng hành.
Hành trình kéo các em đến với môn văn của tôi bắt đầu!
Tôi tổ chức rất nhiều hoạt động cho môn văn một cách khác người. Thay vì dạy Tấm Cám thì tôi mở một talkshow “Đàn bà
xấu thì không có quà”. Thay vì dạy truyền thuyết An Dương Vương,
Mị Châu, Trọng Thuỷ cho học sinh lớp 10 thì tôi mở Phiên toà
lịch sử để luận tội cũng như tìm sự đồng cảm đối với các nhân vật
trong truyền thuyết. Khi dạy Chinh phụ ngâm, mọi người sẽ nghĩ một giáo viên nam giảng về nỗi đau, sự thương chờ mòn mỏi của người phụ nữ thời phong kiến chờ chồng trong cuộc chiến tranh sẽ thật là khó. Nhưng tôi đã có một tiết học đầy cảm xúc “Lớp học
bên ngọn đèn dầu” với dự án “Kiếp đá”. Hay khi dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” của cố nhà văn, đại tá quân đội Nguyễn Minh Châu, tôi đã
mở một lớp học khác. Đó là buổi họp báo ra mắt phim Biển động. Tôi mang đến những gameshow văn học, những radio cảm xúc, những “thay lời muốn nói” hay những màn “hỏi xoáy đáp xoay”… Những tiết học như vậy các bạn cảm thấy rất thích thú, học mà như
Vì một Việt Nam cất cánh
chơi vậy, rất nhẹ nhàng. Môn văn không còn là điều gì đáng sợ nữa. Tôi nhận thấy rằng khi mình bước lên bục giảng các em có sự háo hức và trông chờ chứ không như ngày trước.
Rõ ràng không phải tới khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trong trang sách của Nam Cao, khi chị Dậu đi vào trang văn của Ngô Tất Tố thì người ta mới biết thế nào là nỗi đau, thế nào là bi kịch. Cuộc sống ngoài kia là một tác phẩm vĩ đại mà học sinh phải nhìn nhận, đánh giá nó một cách chân thực, đúng đắn và đầy cảm xúc về nó. Tôi kết nối cuộc sống với văn học, tôi đưa các em ra ngoài trải nghiệm. Vì thế, tôi đã thực hiện một dự án đã được trải qua ba mùa, đó là “Học văn từ cuộc sống”. Mùa thứ nhất chúng tôi có những thước phim phóng sự với chủ đề “Sài Gòn những góc nhìn trẻ”. Mùa thứ hai chúng tôi “Hẹn hò với sách”. Mùa thứ ba là “Có thư trên bậu
cửa”. Những bức thư tay được gửi đến những con người rất “phi
thường” nhưng luôn nhận mình là “bình thường”. Các em viết thư tay cho những người truyền cảm hứng cho các em và bí mật đặt bức thư trên bậu cửa sổ nhà họ, mang đến cho họ một chút dịu dàng bé nhỏ trong một ngày dài làm việc vất vả.
Dự án đó chúng tôi có in thành một cuốn sách do nhà xuất bản Thông tấn ấn hành và đã bán được gần 2.000 bản. Số tiền đó thầy trò chúng tôi đã đi làm từ thiện.
Thời đại công nghệ phát triển, việc nuôi dạy con cái trở nên khó khăn với nhiều phụ huynh, khi chính họ cũng chưa hoàn toàn hiểu rõ được những cơ hội và thách thức của công nghệ.
Là một người mẹ có con gái đang ở lứa tuổi học trung học cơ sở, Luật sư Đào Thúy Hoàn đã đúc kết những kinh nghiệm của bản thân để viết tập sách “Dạy con thời @“ dành tặng các bậc phụ huynh thời hiện đại.