Nhà báo quốc tế

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 72 - 74)

Mọi chuyện thay đổi kể từ ngày tôi học một khóa học rất dài ở Singapore. Thầy giáo của tôi, một giáo sư người Mỹ đưa ra một ví dụ về việc người làm báo phải như thế nào. Tôi nhớ là ngày 31/08/1997, Công nương Diana qua đời trong một tai nạn, tại một đường hầm ở

Paris do các paparazi chính là nhà báo đuổi theo Công nương Diana và người tình của cô ấy là Dodi, rồi đâm vào đường hầm ở Alma. Lớp chúng tôi ngay lập tức được chia ra làm đôi. Thầy bảo bên phải các bạn đóng vai của các paparazi, đuổi theo Công nương Diana, và khi các bạn đến đó, bởi vì các bạn là con người, các bạn hãy cứu cô ấy. Nhóm thứ hai các bạn cũng là paparazi, các bạn cũng đuổi theo Công nương Diana, và cô ấy tai nạn. Phải nhớ rằng các bạn không phải là các y, bác sĩ, việc đầu tiên của các bạn là phải chụp ảnh, các bạn đừng quên các bạn là các nhà báo. Sau đó lớp chúng tôi tranh luận với nhau trong vòng 45 phút. Tôi thì thuộc phe là cứu cô ấy. Tôi nói rằng tôi là một con người, vào thời điểm đó phải cứu cô ấy, chúng ta phải làm tất cả mọi thứ để cứu cô ấy, kể cả không cứu được cô ấy chúng ta cũng phải làm bởi vì đây là lương tâm một con người. Nhưng mà phe bên kia họ cãi rất là ghê. Họ bảo là chúng tôi không có nghiệp vụ gì hết. Cứ để cô ấy chết, chúng ta không thể cứu được nhưng chúng ta sẽ có những tấm ảnh để đời cho sự nghiệp của chúng ta, bởi vì trong cả cuộc đời nhiều khi chỉ có một vài tình huống như thế, một vài khoảnh khắc lịch sử để trở thành những người hùng thôi. Cuộc tranh cãi diễn ra rất lâu, và sau đó thì thầy dừng tất cả lại. Thầy nói rằng trong số các anh, các chị không bên nào đúng, không bên nào sai cả, bởi vì khi các anh chị đứng trước một sự kiện, đứng trước một nhân vật, một hoàn cảnh thì hãy để bản năng của anh chị lên tiếng đầu tiên. Nếu bản năng của anh chị lúc đó là bản năng của một con người thì hãy cứu cô ấy và đừng hối tiếc vì điều đó, đừng hối tiếc vì mình không có những tấm ảnh để đời về sau này. Nhưng nếu các anh chị có thể cảm thấy là mình không hề áy náy một chút nào cả, các anh chị cứ chụp đi, các anh chị sẽ có những tấm ảnh để đời bởi vì đấy là nghề của các anh chị, và các anh chị cũng đừng hối tiếc về sau này nữa. Buổi học đấy đã khiến cho tôi thay đổi rất nhiều quan niệm về nghề bởi vì khi chúng ta đứng trước một sự kiện, hoàn cảnh, một vấn đề, điều gì nảy sinh trong chúng ta đầu tiên?

Vì một Việt Nam cất cánh

Nghề nghiệp của chúng ta, chúng ta hiếu thắng, chúng ta cần một sự kiện, chúng ta cần được nổi tiếng, chúng ta cần được một giải thưởng hay chúng ta cần cứu con người đó?

Tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều trong những hành trình suốt hơn 20 năm qua, và tôi chọn bản năng con người. Đương nhiên tôi cũng hiếu thắng. Đương nhiên tôi cũng thích trở thành một ngôi sao, đương nhiên tôi cũng rất thích nổi tiếng, nhưng tôi chọn là một

Một phần của tài liệu Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 2 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)