Một số kết quả kinh doanh đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 41 - 45)

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CN AN PHÚ

2.1.3.2 Một số kết quả kinh doanh đạt được

Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo, MB An Phú đã vƣợt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế và đạt đƣợc những kết quả nhất định trong HĐKD.

Bảng 2.1: Một số kết quả kinh doanh của MB An Phú từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Huy động vốn 1.052 940 1.263

Dƣ nợ vay 1.147 1.407 1.451

Dƣ bảo lãnh 14 94 143

Kinh doanh ngoại tệ (Triệu USD)

Mua 35 92 156

Bán 16 33 68

Tổng doanh thu 214 288 301

Tổng lợi nhuận 17 13 24

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh MB An Phú từ 2010-2012[30]

- Xét về huy động vốn:

Năm 2010 MB An Phú thực hiện huy động đƣợc hơn 1.052 tỷ đồng. Tuy nhiên, huy động vốn năm 2011 lại giảm chỉ còn 940 tỷ đồng, sự sụt giảm này là do trong năm 2011 tình hình thị trƣờng ngân hàng có nhiều biến động, lãi suất huy động diễn biến bất thƣờng. Trong năm 2011 lãi suất huy động của các ngân hàng tăng cao với những thời điểm lên đến 19%/năm, nhiều ngân hàng cịn thực hiện chi ngồi lãi suất cho khách hàng khiến cho lãi suất huy động thực tế của thị trƣờng lên đến 20 – 21%/năm. Đến thời điểm tháng 9/2011 NHNN đã khống chế trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm và kèm theo nhiều biện pháp chế tài mạnh mẽ đối với các ngân hàng không tuân thủ. MB An Phú cũng nhƣ các chi nhánh khác trong hệ thống MB đã thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng tuân thủ theo quy định này và thực tế rất nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, thực hiện việc chi ngoài lãi suất. Điều này khiến cho lãi suất huy động vốn của MB An Phú không thể cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác và sụt giảm mạnh.

Đến năm 2012 thì tình hình lãi suất các ngân hàng có sự cạnh tranh công bằng hơn và MB An Phú đã thực hiện huy động dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ tăng ký quỹ bảo lãnh, tăng ký quỹ mở LC, thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng (tặng hoa sinh nhật, thành lập công ty, giao lƣu ngân hàng và khách hàng…), khuyến khích khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về tài khoản mở tại MB… Chính việc đẩy mạnh huy động vốn cá nhân và doanh nghiệp đã giúp huy động vốn năm 2012 của MB An Phú có sự tăng trƣởng tốt, đạt hơn 1.623 tỷ đồng, tăng trƣởng 70% so với năm 2011.

- Xét về hoạt động cho vay:

Tín dụng của MB An Phú có sự tăng trƣởng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2011 hoạt động tín dụng có sự tăng trƣởng mạnh. Dƣ nợ năm 2011 đạt hơn 1.407 tỷ đồng, tăng 260 tỷ so với dƣ nợ năm 2010, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng là 23%. Khơng chỉ riêng MB An Phú mà rất nhiều chi nhánh ngân hàng trong hệ thống MB cũng nhƣ các ngân hàng khác đều có sự tăng trƣởng nóng về tín dụng trong năm 2011. Bởi đây là thời điểm mà HĐKD ngân hàng có nhiều biến động với các chính sách lãi suất về huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay cũng nhảy vọt, mức cho vay ngắn hạn bình quân của các ngân hàng thời điểm này từ 23 – 25% nhiều ngân hàng cho vay ở mức 27 – 28%/năm. Mặc dù cuối năm 2011 chính phủ đã có những động thái để kiềm chế sự tăng trƣởng nóng trong tín dụng của ngân hàng nhƣng nhìn nhận lại tình hình hoạt động của ngân hàng trong năm 2011 vẫn có thể thấy đƣợc tín dụng ngân hàng trong năm này đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ và cũng tiềm ẩn các rủi ro phát sinh cho ngân hàng trong tƣơng lai.

Đến năm 2012, dƣới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN trong HĐKD của các ngân hàng thƣơng mại thì tăng trƣởng tín dụng đã dần ổn định hơn và thậm chí có phần chững lại do tâm lý e ngại rủi ro tín dụng từ các ngân hàng. Đối với MB An Phú, hoạt động cho vay vẫn có sự tăng trƣởng nhƣng không đáng kể so với năm 2011, cụ thể dƣ nợ năm 2012 đạt giá trị hơn 1.451 tỷ đồng, tăng ròng về giá trị là 44 tỷ đồng và tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng chỉ khoảng 3%. Sự chậm phát triển trong hoạt động tín dụng là do một số nguyên nhân nhƣ sự biến động trong nhân sự cấp cao của chi nhánh cũng nhƣ hoạt động thanh tra của NHNN, kiểm tra, giám sát của

kiểm soát nội bộ, hoạt động xử lý nợ quá hạn… Trong đó, việc xử lý các khoản NQH phát sinh của năm 2011 là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến việc chậm phát triển trong HĐKD của chi nhánh An Phú.

- Các hoạt động khác:

Bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đã có sự tăng trƣởng tốt qua các năm, bảo lãnh năm 2011 tăng hơn 6 lần so với năm 2010 và năm 2012 tăng trƣởng bảo lãnh 52%. Bảo lãnh tại MB An Phú tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng xây dựng với các loại bảo lãnh về dự thầu, thực hiện hợp đồng hoặc tạm ứng… Riêng bảo lãnh thanh toán thƣờng chiếm giá trị thấp trong tổng giá trị các bảo lãnh phát hành do mức độ rủi ro của bảo lãnh này khá cao nên MB An Phú thực hiện thẩm định rất chặt chẽ đối trƣớc khi phát hành.

Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Cùng với hoạt động bảo lãnh thì kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế là những hoạt động mang lại nguồn thu dịch vụ khá lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy mà chủ trƣơng ngân hàng các năm qua luôn cố gắng đẩy mạnh sự phát triển của các hoạt động này và MB An Phú cũng không ngoại lệ. Cụ thể, kinh doanh ngoại tệ năm 2011 đạt hơn 155 triệu đô la Mỹ, tăng 2,5 lần so với năm 2010, đến năm 2012 thì hoạt động mua bán ngoại tệ tăng lên 224 triệu đô la Mỹ, tốc độ tăng trƣởng gần là 80% so với năm 2011.

- Doanh thu và lợi nhuận:

Mặc dù hoạt động ngân hàng có nhiều biến động nhƣng nhìn chung tốc độ tăng trƣởng về doanh thu và lợi nhuận của MB An Phú vẫn đƣợc phát triển đều qua các năm. Cụ thể năm 2010 doanh thu đạt hơn 214 tỷ đồng, lợi nhuận là 17 tỷ đồng và đến năm 2011 doanh thu tăng lên 288 tỷ đồng, tuy nhiên mức lợi nhuận chỉ đạt đƣợc 13 tỷ đồng (lợi nhuận giảm do chi nhánh phải trích dự phịng nhiều hơn cho các khoản NQH), đến năm 2012 thì doanh thu của chi nhánh đạt mức 301 tỷ đồng, lợi nhuận tăng lên 24 tỷ đồng.

Có thể thấy HĐKD trong những năm qua của MB An Phú đã có sự tăng trƣởng và phát triển, không chỉ ở hai hoạt động cơ bản của ngân hàng là cho vay và huy động mà còn thể hiện ở những hoạt động khác nhƣ dịch vụ cung cấp bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thẻ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)