2.2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
2.2.5.2 Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực mà MB An Phú đã đạt đƣợc thì hoạt động xử lý nợ của chi nhánh vẫn còn một số mặt hạn chế cần đƣợc khắc phục.
Trƣớc hết xét về mặt tổng thể thì thời gian xử lý nợ tại chi nhánh vẫn còn chậm. Với những trƣờng hợp NQH mà chi nhánh đề xuất phƣơng án cơ cấu thì tính từ lúc đề xuất đến khi đƣợc phê duyệt phải mất từ 2 – 3 tháng. Xử lý nợ theo hình thức bán tài sản thì đối với các tài sản có tính khả mại cao, việc xử lý khá đơn giản. Nhƣng hầu hết tài sản xử lý là các BĐS với nhiều bất cập nên thời gian xử lý thƣờng kéo dài từ 6 – 12 tháng, có những tài sản mà chi nhánh mất gần 2 năm mới có thể xử lý đƣợc.
Kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cần thiết cho việc xử lý nợ của cán bộ nhân viên trong chi nhánh cũng là một mặt hạn chế mà chi nhánh cần điều chỉnh. Chính sự yếu kém trong năng lực xử lý nợ dẫn đến tình trạng nhân viên khơng chủ động trong việc xử lý nợ cũng nhƣ khơng đủ trình độ để tƣ vấn các biện pháp xử lý nợ thích hợp cho khách hàng. Hiện nay, cách thức xử lý nợ tại chi nhánh là khi có các khoản NQH phát sinh hoặc các khoản nợ có nguy cơ q hạn thì cán bộ quản lý sẽ chỉ đạo nhân viên thực hiện các công việc cần thiết nhƣ đàm phán khách hàng để thực hiện cơ cấu nợ hay đi cơng trình kiểm tra thực tế hoặc đề xuất các chủ trƣơng, phƣơng án xử lý nợ với hội sở… Nhân viên tín dụng gần nhƣ khơng có tính chủ động trong việc thực hiện xử lý nợ mà chỉ làm theo các ý kiến chỉ đạo từ phía trên. Vì kiến thức về kinh tế - xã hội cịn ít, kinh nghiệm xử lý nợ chƣa nhiều nên nhân viên cũng không thể tƣ vấn cho khách hàng các phƣơng án thích hợp để tránh tình trạng NQH phát sinh.
Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin về xử lý NQH tại chi nhánh còn chƣa đƣợc chú trọng. Cụ thể nhƣ vấn đề lƣu trữ các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính
sách liên quan đến vấn đề xử lý NQH của MB còn sơ xài, thiếu tập trung và không đầy đủ dữ liệu. Điều này dẫn đến tình trạng khi có khách hàng phát sinh NQH cần xử lý nhân viên phải đi tìm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau (từ bộ phận hỗ trợ, thẩm định đến khối quản trị rủi ro, khối thẩm định…), mị mẫm từng bƣớc để tìm những thơng tin cần thiết cho việc xử lý NQH. Hoặc khi tiến của khách hàng về tài khoản thì cần phải thu nợ ngay lập tức tuy nhiên khi các chun viên tín dụng khơng nắm đƣợc thông tin, không báo cho bộ phận thu nợ và dẫn đến tình trạng khách hàng đến chi nhánh khác của MB để rút tiền.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban khi xử lý NQH chƣa đƣợc chặt chẽ. Sự phối hợp này thể hiện trƣớc hết ở trong nội tại của chi nhánh An Phú nhƣ giữa phòng hỗ trợ, thẩm định và các phịng kinh doanh. Khi có NQH phát sinh các phịng ban thƣờng có xu hƣớng đổ lỗi cho nhau mà khơng chịu nhìn nhận sai phạm và tìm phƣơng hƣớng khắc phục. Hoặc trong quá trình xử lý NQH khi cần sự phối hợp giữa các phịng ban thì lại xảy ra tình trạng đùn đẩy công việc, trách nhiệm giữa phịng ban này với phịng ban khác. Khơng chỉ nội bộ chi nhánh mà khi tác nghiệp giữa chi nhánh với các phịng ban khác trong MB cũng chƣa trơi chảy, thiếu sự gắn kết, chia sẻ thơng tin giữa các phịng ban.
Thêm vào đó, sự phối hợp giữa khách hàng và ngân hàng cũng chƣa chặt chẽ. Hầu hết khách hàng không thực sự chủ động trong việc đề xuất các phƣơng án phối hợp với ngân hàng khi xảy ra khó khăn mà thƣờng để đến thời điểm phải thanh tốn cho ngân hàng hoặc đã có NQH phát sinh mới tiến hành đề xuất phƣơng án cơ cấu, gia hạn nợ với ngân hàng. Ngay cả khi ngân hàng đồng ý chủ trƣơng cơ cấu, gia hạn nợ cho khách hàng thì vẫn chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, khách hàng vẫn cố tình giấu giếm các thơng tin tài chính, HĐKD… hoặc cung cấp chứng từ, thơng tin theo u cầu của ngân hàng cịn chậm trễ, mất nhiều thời gian.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở nền tảng các lý thuyết đã tìm hiểu ở chƣơng I, nội dung chƣơng II tập trung vào hai vấn đề chính là phân tích thực trạng NQH đang diễn ra tại MB An Phú và những biện pháp xử lý NQH mà chi nhánh đang áp dụng.
Chƣơng II đã phản ánh đƣợc tình trạng NQH của MB An Phú từ năm 2010 đến 2012 trên nhiều khía cạnh khác nhau từ tổng quan cho đến chi tiết phân loại NQH theo từng nhóm nợ, TSĐB, chủ thể vay vốn và cả thời hạn cho vay. Đồng thời, phân tích các nguyên nhân gây ra NQH từ nguyên nhân khách quan là khó khăn chung của nền kinh tế đến những nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng nhƣ sự suy giảm về năng lực tài chính, năng lực quản lý kém, sử dụng vốn sai mục đích hay vấn đề về thiện chí trả nợ của khách hàng. Và cả nguyên nhân từ phía ngân hàng nhƣ chính sách tín dụng chƣa phù hợp, quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ hay sự sơ xài trong khâu thẩm định, quản lý khách hàng sau cho vay và cả vấn đề đạo đức ngân hàng cũng nhƣ bệnh thành tích mà khơng ít đơn vị đang mắc phải. Chính các khoản NQH phát sinh này đã làm lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, uy tín ngân hàng bị ảnh hƣởng, đời sống cán bộ nhân viên cũng khó khăn hơn.
Xuất phát từ thực trạng này, MB An Phú đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm xử lý các khoản NQH phát sinh. Trong đó, có bốn biện pháp xử lý cơ bản đƣợc áp dụng là cơ cấu thời hạn trả nợ, xử lý TSĐB, xử lý nợ qua MBAMC và khởi kiện. Những quy định, quy trình cụ thể của từng biện pháp xử lý NQH mà MB An Phú triển khai đã đƣợc phân tích, đánh giá cụ thể trong chƣơng II về thực trạng áp dụng cũng nhƣ ƣu và nhƣợc của từng phƣơng pháp. Qua đó cho thấy đƣợc MB An Phú đã có những mặt tích cực khi xử lý NQH nhƣ tỷ lệ NQH đƣợc thu hồi tăng cao, sự vận dụng linh hoạt các hình thức xử lý nợ cũng nhƣ các cơ chế hỗ trợ từ hội sở… Tuy nhiên, việc xử lý nợ của MB An Phú vẫn còn những điểm còn hạn chế nhƣ thời gian xử lý nợ còn chậm, năng lực chuyên môn chƣa cao, hệ thống thơng tin cịn nhiều yếu kém, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa ngân hàng và khách hàng... Đây là cơ sở cho việc để đề ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp cho vấn đề xử lý nợ tại MB An Phú nói riêng và ngân hàng nói chung ở chƣơng III.
CHƢƠNG 3
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN