3.3.3 Đối với chi nhánh An Phú
3.3.3.5 Đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ
Ngồi các biện pháp đang đƣợc áp dụng thì MB An Phú cịn có thể thực hiện một số biện pháp xử lý nợ khác nhƣ:
Thứ nhất: Nuôi nợ.
Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ tiếp tục cấp phát vốn thêm cho khách hàng hoạt động để hỗ trợ khách hàng vƣợt qua giai đoạn khó khăn. Đây có thể xem nhƣ một hành động mạo hiểm của ngân hàng với tính rủi ro khá cao khi lƣợng vốn cũ chƣa thu hồi đƣợc thì đƣa thêm lƣợng vốn mới nhƣ vậy nếu phƣơng án tài trợ khách hàng khơng hiệu quả thì ngân hàng sẽ mất đi nguồn vốn cao hơn so với số NQH ban đầu. Mặc khác, biện pháp này có thể phát sinh tiêu cực từ phía cán bộ tín dụng trong ngân hàng (tiêu cực có thể phát sinh từ giám đốc đến nhân viên) chẳng hạn khách hàng phải chung chi hoa hồng cho nhân viên tín dụng để đƣợc giải ngân thêm…
Tuy có nhiều rủi ro nhƣng nếu phát huy hiệu quả thì phƣơng án này khơng những giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, ổn định, phát triển kinh doanh và ngân hàng thu hồi đƣợc NQH, tăng thêm nguồn thu nhập từ cho vay mới mà còn gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút đƣợc thêm nhiều khách hàng mới. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp khách hàng vay trung dài hạn để xây dựng nhà kho nhằm cho thuê, tuy nhiên do thiếu hụt một phần nhỏ nguồn vốn trong giai đoạn hoàn thiện nên chƣa thể bàn giao kho cho đối tác, trong khi rất nhiều đối tác đang có nhu cầu thuê kho này. Nhƣ vậy, ngân hàng sẽ đánh giá đối tác đầu ra về mực độ uy tín, khả năng thanh tốn, nhu cầu thực tế, khả năng thuê các kho khác… Khi nhận thấy phƣơng án kinh doanh chắc chắn ngân hàng có thể tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng hoàn thiện phƣơng án xây kho ban đầu và nguồn thu sau đó đƣợc ngân hàng giám sát chặt chẽ để ƣu tiên thu hồi nợ vay
Do đó, để áp dụng đƣợc biện pháp này địi hỏi ngân hàng phải đánh giá đúng về khách hàng với nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ xác thực khó khăn chậm thanh tốn của khách hàng chỉ mang tính tạm thời hay lâu dài, nguồn thanh tốn có thể đƣợc đảm bảo chắc chắn nếu đƣợc ngân hàng hỗ trợ thêm một phần vốn vay hay không, khả năng trả nợ trong tƣơng lai là thuận lợi hay khó khăn… Cần thận trọng và khách quan trong việc áp dụng phƣơng pháp xử lý NQH này.
Thứ hai: Đồng tài trợ.
Có một số khoản NQH mà ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng (về vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm…) và cần sự phối hợp giữa các ngân hàng để thực hiện xử lý nợ theo hƣớng đồng tài trợ. Việc các ngân hàng tham gia góp vốn hay thực hiện đồng tài trợ để xử lý NQH sẽ tạo ra một số lợi thế cho ngân hàng bởi mỗi ngân hàng có thế mạnh riêng về hệ thống khách hàng truyền thống do đó có sự am hiểu sâu sắc về các thị trƣờng có liên quan và lợi thế về cơng nghệ, nhân lực hay nguồn vốn của các ngân hàng là khác nhau.
Nhƣ vậy, khi hai ngân hàng cùng kết hợp đồng tài trợ sẽ tạo ra một khối ngân hàng hợp nhất bổ sung các thế mạnh, hạn chế mặt yếu, tạo sự kiểm soát đồng
bộ về khách hàng, bổ sung các yếu tố về vốn, công nghệ và học hỏi lẫn nhau trong nghiệp vụ nhằm hỗ trợ xử lý tốt hơn các khoản NQH của khách hàng.