3.3.3 Đối với chi nhánh An Phú
3.3.3.7 Tăng cường phân tích, phân loại NQH theo định kỳ
Thực tế cho thấy việc phân tích, phân loại NQH theo định kỳ tại MB An Phú chỉ mang tính hình thức. Việc phân tích, đánh giá chỉ thực hiện với một số trƣờng hợp phát sinh NQH nghiêm trọng hoặc trong những thời kỳ đầu của khoản nợ, sau đó hầu hết các báo cáo về phân tích, đánh giá thực trạng NQH của khách hàng chỉ làm cho xong, sơ xài và thiếu chính xác. Do đó, nhân viên tín dụng, thẩm định phải xem việc phân tích, phân loại NQH là một công việc trọng yếu, hỗ trợ tối đa và thiết thực cho công tác xử lý NQH của chi nhánh.
Đối với từng khoản NQH phải thực hiện phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến NQH, khả năng thanh toán và nguồn trả nợ của khách hàng sau khi có phát sinh NQH cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xử lý NQH, các vấn đề về thiện chí trả nợ của khách hàng… Đây là cơ sở để ngân hàng chọn lựa các biện pháp xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, việc phân loại nợ đƣợc thực hiện định kỳ, theo đúng quy định của NHNN cũng nhƣ quy định của MB sẽ là cơ sở để thực hiện việc trích lập dự phịng theo đúng quy định, tạo thêm nguồn hỗ trợ xử lý NQH.
Việc phân tích, phân loại NQH cần tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, định kỳ. Khi phát hiện có sự thay đổi từ khách hàng phải báo cáo ngay với ban lãnh đạo và có các báo cáo cụ thể về tình hình xử lý nợ, những khó khăn, vƣớng mắc trong q trình xử lý nợ. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo chi nhánh phải có những chỉ đạo kịp thời hỗ trợ giải quyết các vƣớng mắc phát sinh.
Ban xử lý nợ chi nhánh nên cử vài cán bộ có trình độ chun mơn vững vàng, thông hiểu từng khách hàng, có kinh nghiệp trong cơng tác xử lý nợ để kiểm tra, phân tích các khoản NQH. Tiến hành phân tích dựa trên nhiều góc độ khác nhau nhƣ: phân tích NQH theo thành phần kinh tế, phƣơng thức cho vay, TSĐB, mức độ rủi ro… để xác định đúng hƣớng xử lý các khoản NQH này. Đồng thời, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị xử lý nợ từ các đơn vị kinh doanh chuyển qua, nên thực hiện dƣới sự tƣ vấn và hỗ trợ từ phòng pháp chế của MB.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xử lý NQH ở chƣơng II tại MB An Phú với những mặt tích cực và hạn chế thì chƣơng III đã có những kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao kết quả xử lý NQH ở các ngân hàng.
Trƣớc hết, để việc xử lý NQH đƣợc thực hiện tốt thì cần sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc trong việc tạo mơi trƣờng kinh tế lành mạnh, ổn định để cá nhân, doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, nhà nƣớc cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý NQH từ vấn đề lãi suất NQH cho đến sự phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan để việc xử lý nợ đƣợc thực hiện trôi chảy, thông suốt hơn. Một yếu tố không kém phần quan trọng khác đó là sự hoàn thiện của pháp luật về quy định trong việc xử lý TSĐB và cả việc tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN
Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc thì MB cũng cần phải hoàn thiện các quy định của chính ngân hàng trong việc xử lý NQH, xây dựng quy trình xử lý nợ thống nhất, quy chuẩn với việc phân quyền phù hợp. Thêm vào đó, MB nên tăng cƣờng việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng nhƣ nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các bộ phận có liên quan (MBAMC, phịng pháp chế…). Ngồi ra, MB có thể cân nhắc đến vấn đề tập trung xử lý nợ bằng hình thức khởi kiện hoặc chuyển giao qua MBAMC cho một tổ chức xử lý nợ nhất định để có thể phát huy tốt nhất hiệu quả xử lý nợ cho ngân hàng.
Không chỉ chờ đợi sự hỗ trợ từ bên ngoài mà bản thân của MB An Phú cũng nhƣ các chi nhánh ngân hàng trong và ngồi hệ thống MB sẽ phải có sự thay đổi để chủ động và xử lý nợ tốt hơn. Để thực hiện đƣợc điều này thì chi nhánh nên nâng cao trình độ chun mơn về xử lý nợ cũng nhƣ các kiến thức nghiệp vụ về thẩm định và công tác bồi dƣỡng đạo đức cho nhân viên ngân hàng. Đồng thời, phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của ban xử lý nợ, chất lƣợng thơng tin tín dụng cũng nhƣ đa dạng hóa các các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, các biện pháp xử lý nợ và tăng cƣờng phân tích, phân loại nợ theo định kỳ. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ hỗ trợ ngân hàng vừa ngăn ngừa NQH phát sinh vừa có thể xử lý các khoản NQH một cách tốt hơn.
KẾT LUẬN
Trƣớc tình hình NQH cịn khá cao trong hệ thống ngân hàng nhƣ hiện nay thì nâng cao chất lƣợng tín dụng, nhanh chóng xử lý các khoản NQH và giảm tỷ lệ NQH, nợ xấu ở mức thấp nhất là một trong các phƣơng hƣớng hoạt động cơ bản của ngân hàng. Không nằm ngồi xu hƣớng này, Ngân hàng TMCP Qn Đội nói chung và MB An Phú nói riêng đang có những nỗ lực để hạn chế những khoản NQH mới phát sinh cũng nhƣ xử lý các khoản NQH tồn đọng từ những năm trƣớc.
Qua nghiên cứu về những lý luận liên quan đến NQH và xử lý NQH tại các ngân hàng, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ tình hình NQH thực tế đang diễn ra tại MB An Phú và những biện pháp xử lý nợ mà chi nhánh đang thực hiện. Tác giả đã đánh giá những thành tựu đạt đƣợc của MB An Phú trong việc xử lý NQH nhƣ tỷ lệ NQH thu hồi tăng trƣởng tích cực qua các năm, sự vận dụng linh hoạt các chính sách của MB về xử lý nợ… Bên cạnh những mặt tích cực đó thì MB An Phú cũng còn một số hạn chế nhƣ thời gian xử lý nợ cịn chậm, trình độ nhân viên chƣa cao, hệ thống thông tin chƣa hồn thiện… Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn hoạt động xử lý nợ tại MB An Phú nói riêng và ngân hàng nói chung đạt đƣợc những kết quả tốt hơn.
Trong đó, để việc xử lý NQH đƣợc thực hiện nhanh chóng và mang lại nhiều kết quả cao rất cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đảm bảo môi trƣờng HĐKD thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng cũng nhƣ các điều kiện về pháp lý hỗ trợ việc xử lý nợ, đặc biệt là các quy định về xử lý TSĐB. Đồng thời, cần sự gắn kết và tích cực của tồn thể cán bộ nhân viên MB An Phú cũng nhƣ sự hỗ trợ từ phía hội sở MB và các cơng ty thành viên nhƣ MBAMC trong việc xử lý nợ. Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất MB cũng nhƣ các ngân hàng xem xét việc thành lập bộ phận chuyên biệt về xử lý nợ hoặc tập trung trong vấn đề chuyển giao nợ cho AMC và đối với các khoản nợ xử lý bằng hình thức khởi kiện.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong vấn đề nghiên cứu nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những góp ý của thầy cơ và ngƣời đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt Tác giả
1. TS Lý Hoàng Ánh, TS Đoàn Thanh Hà (2006), Ngân hàng thương mại, nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Dung Hạ (2013), “Những sự kiện tài chính năm 2012 và dự đoán 2013”, website cổng thông tin ngân hàng.
4. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hƣng (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 125.
5. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2011) “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học,
Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. TS Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
7. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội.
8. Lê Xuân Quý (2013), “Giải pháp xử lý nợ xấu tại Việt Nam: hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tại các tổ chức tín dụng”, Website của Sở tư pháp tỉnh
Đồng Nai.
9. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Mai Thanh (2012), “Kinh nghiệm quốc tế về khắc phục nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, website Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách.
11. Trần Thị Hồng Thắm (2012) “Giải pháp xử lý và ngăn ngừa nợ quá hạn của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tình Trà Vinh” Luận văn thạc sỹ kinh tế,
12. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Tài liệu
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, ban hành ngày 29/12/2006.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về việc bán đấu giá tài sản,
ban hành ngày 04/03/2010.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành
ngày 18/05/2013, Hà Nội.
16. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành ngày 31/12/2001, Hà Nội.
17. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, ban hành ngày 03/02/2005, Hà Nội.
18. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, ban hành ngày 31/05/2005, Hà Nội.
19. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về
việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành ngày 22/04/2005, Hà Nội.
20. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN về
việc ban hành các quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 21/12/2007, Hà Nội.
21. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, ban hành ngày 22/04/2007, Hà Nội.
22. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2010), Thông tư số 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ, ban hành ngày 16/06/2010, Hà Nội.
23. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2012), Quyết định số 780/2012/QĐ-NHNN về
việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, ban hành ngày 23/04/2012, Hà Nội.
24. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21/01/2013, Hà Nội.
25. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2011), Quyết định số 171/QĐ-MB-HS về việc bàn hành quy trình ban giao, quản lý các khoản nợ được chuyển giao cho MBAMC,
ban hành ngày 13/01/2011, Hà Nội.
26. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2011), Quyết định số 50/QĐ-MB-HĐQT quy định về tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, ban hành ngày 29/01/2011, Hà Nội.
27. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2012), Thông báo số 614/TB-HS.m về việc hướng dẫn thực hiện cơ cấu nợ đối với khách hàng vay vốn, ban hành ngày
15/11/2012, Hà Nội.
28. Ngân hàng TMCP Quân Đội (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.
30. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh An Phú (2010-2012), Báo cáo tổng
kết hoạt động kinh doanh MB An Phú qua các năm 2010, 2011 và 2012.
31. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh An Phú (2010-2012), Các báo cáo
nội bộ của MB An Phú qua các năm 2010, 2011, 2012.
32. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh An Phú, Các thông tin khác. 33. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội
34. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội
Tài liệu điện tử
35. http://www.moj.gov.vn Cổng thông tin điện tử Bộ tƣ pháp
36. www.mbbank.com.vn Ngân hàng TMCP Quân Đội
37. http://www.mbamc.com.vn Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân
hàng TMCP Quân Đội
38. www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
39. www.vnba.org.vn Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
40. www.tapchitaichinh.vn Tạp chí tài chính, cơ quan của Bộ Tài chính
PHỤ LỤC 1
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN LỰA PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN
Một số yếu tố có ảnh hƣởng đến việc chọn lựa phƣơng pháp xử lý NQH nhƣ mức độ tổn thất do món nợ quá hạn gây ra, thiện chí trả nợ của khách hàng và tình hình tài chính thực tế của khách hàng.
Ngay khi có NQH phát sinh thì ngân hàng sẽ xem xét mức độ tổn thất mà NQH gây ra là cao hay thấp. Nếu khoản NQH phát sinh có giá trị nhỏ, mức độ tổn thất cho ngân hàng thấp thì ngân hàng có thể xem xét việc cho phép khách hàng đƣợc chủ động xử lý tài sản hoặc tìm kiếm nguồn trả nợ khác… Tuy nhiên, nếu ngân hàng đánh giá mức độ tổn thất do khoản NQH này lớn thì việc chọn lựa phƣơng pháp xử lý nợ sẽ cứng rắn và yêu cầu xử lý phải nhanh chóng, dứt khốt.
Một trong những yếu tố quan trọng khác có ảnh hƣởng đến việc chọn lựa phƣơng pháp xử lý NQH của ngân hàng đó là thiện chí trả nợ của khách hàng. Khách hàng có thiện chí trả nợ cao thì sẽ đƣợc ngân hàng hỗ trợ bằng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ cơ cấu kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, tài trợ cho đối tác đầu vào, đầu ra của khách hàng… tuy nhiên nếu thiện chí trả nợ của khách hàng kém, không hợp tác với ngân hàng hoặc có dấu hiệu lừa đảo thì phƣơng thức xử lý NQH thông thƣờng là khởi kiện hoặc thực hiện các biện pháp xử lý khác cứng rắn hơn.