Nguyên nhân từ nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 60 - 63)

2.2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN

2.2.2.3 Nguyên nhân từ nội bộ ngân hàng

Không thể phủ nhận rằng chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở nền tảng cho HĐKD của mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh. Khi chính sách tín dụng đƣa ra khơng phù hợp có thể dẫn đến việc phát sinh NQH cho khách hàng. Chẳng hạn, trong năm 2011, chính sách tín dụng do MB ban hành có những giới hạn trong vấn đề cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế, đã có khơng ít khách hàng có nhu cầu vay vốn dài hạn để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh bắt buộc chuyển sang vay ngắn hạn vì vƣớng chính sách tín dụng. Kỳ hạn vay ngắn, số tiền thanh tốn mỗi kỳ lớn khiến áp lực trả nợ của khách hàng tăng cao và khi HĐKD gặp khó khăn, đối tác chậm thanh toán là ngay lập tức khách hàng bị quá hạn. Nhƣ vậy, chính sách tín dụng q gị bó cũng là nguyên nhân phát sinh NQH tại ngân hàng. Ngoài ra, khi chính sách tín dụng q lỏng lẻo, khơng định hƣớng rõ ràng về các ngành nghề đƣợc khuyến khích hoặc hạn chế cho vay cũng dẫn đến trƣờng hợp chi nhánh tập trung phát triển nhóm khách hàng có

nhiều rủi ro thì nguy cơ gia tăng NQH càng cao. Do đó, chính sách tín dụng là một trong các nguyên nhân gây ra một số khoản NQH tại MB An Phú.

Ngồi chính sách tín dụng thì quy trình tín dụng cũng gây ra khơng ít các khoản NQH tại ngân hàng, trong đó có các khoản nợ có giá trị cao gây ra hậu quả nặng nề cho chính chi nhánh và khách hàng. Trƣớc đây quy trình tín dụng của MB rất sơ sài, nhân viên tín dụng là ngƣời tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, cũng là ngƣời thực hiện thẩm định khách hàng đồng thời là ngƣời làm các thủ tục giải ngân cho khách hàng. Nhƣ vậy, rủi ro rất dễ xảy ra vì nhân viên tín dụng hoạt động theo quan niệm thiên về kinh doanh, chấp nhận rủi ro cao để mang lại lợi nhuận nên việc thẩm định và thực hiện giải ngân cho khách hàng khơng chặt chẽ. Ví dụ, khi giải ngân địi hỏi phải có đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn mới đƣợc giải ngân nhƣng nhân viên tín dụng thƣờng bỏ qua hoặc cho phép khách hàng bổ sung chứng từ sau giải ngân. Đây là lỗ hổng khiến rủi ro phát sinh và NQH có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định khách hàng của MB An Phú vẫn còn nhiều sơ xài. Trƣớc đây thẩm định khách hàng tại MB An Phú do chuyên viên tín dụng phụ trách nên có nhiều rủi ro khơng đƣợc kiểm sốt. Hiện nay công việc này đã đƣợc chun mơn hóa, chi nhánh đã có các chuyên viên thẩm định độc lập hoạt động dƣới sự quản lý của giám đốc chi nhánh nên việc thẩm định khách hàng chính xác hơn. Tuy nhiên, cơng tác thẩm định khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế, nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên chƣa cao nên chƣa nhận định hết các rủi ro có thể phát sinh từ thị trƣờng và chính bản thân của khách hàng. Mặt khác, các phƣơng pháp sử dụng trong việc thẩm định khách hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, định tính của chuyên viên thẩm định do đó khơng đánh giá đúng bản chất của khách hàng dẫn đến những trƣờng hợp phát sinh NQH từ các khách hàng thiếu thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Thông tin để đánh giá khách hàng, phƣơng án vay vốn, kế hoạch trả nợ… đa phần do khách hàng cung cấp và nhân viên thẩm định khơng có nhiều kênh thơng tin khác để xác minh tính chân thực của các thơng tin này. Một số trƣờng hợp thẩm định vay vốn khách hàng chỉ dựa trên các chứng từ mà không đi thực tế, không biết đƣợc trụ sở khách hàng là ở đâu, hoạt động nhƣ thế

nào… Chính vì nặng về chứng từ, sổ sách trong khi các thơng tin này hồn tồn có thể giả mạo nên rủi ro tín dụng rất cao. Mặt khác, trong công tác thẩm định khách hàng tại MB An Phú vẫn cịn mang nặng tính rập khn, cứng nhắc nhƣ các điều kiện để cấp vốn vay, giải ngân cho khách hàng phần lớn giống nhau, chƣa ràng buộc chặt chẽ điều kiện giải ngân cho phù hợp với đặc điểm từng khách hàng. Điều này dễ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng (thời hạn, giá trị thanh toán…) nên NQH có thể phát sinh.

Một nguyên nhân khác dẫn đến phát sinh NQH tại ngân hàng là do vấn đề kiểm soát sau giải ngân của ngân hàng chƣa tốt. Đa phần nhân viên còn hời hợt trong phần kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân về việc sử dụng vốn, tình hình tài chính, HĐKD của khách hàng… dẫn đến khơng phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Nhiều khách hàng đã ngƣng hoạt động một thời gian nhƣng nhân viên ngân hàng vẫn không biết, chỉ đến khi khách hàng phát sinh NQH thì mới vội vàng kiểm tra. Nếu việc kiểm soát sau đƣợc thực hiện tốt thì ngay khi khách hàng gặp khó khăn ngân hàng có thể hỗ trợ các giải pháp thích hợp nhƣ gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… khi đó sẽ hạn chế đƣợc NQH phát sinh. Có trƣờng hợp ngân hàng cho vay với TSĐB là hàng tồn kho nhƣng việc kiểm sốt sau khơng chặt chẽ dẫn đến khi khách hàng quá hạn cần xử lý TSĐB để thu hồi vốn nhƣng đến kiểm tra kho khách hàng thì kho trống rỗng, hàng khơng cịn. Đây là bài học lớn mà MB An Phú đã đƣợc chiêm nghiệm và cũng là sự cảnh báo cho các chi nhánh khác.

Xét về mặt đạo đức cán bộ nhân viên ngân hàng thì khơng có nhiều các khoản NQH tại MB An Phú xuất phát từ nguyên nhân này nhƣng vẫn có một vài trƣờng hợp đáng cảnh báo về đạo đức nhân viên trong việc cho vay. Một số khách hàng trong q trình vay vốn có phát sinh những dấu hiệu tiêu cực nhƣ sử dụng vốn sai mục đích, cố tình giấu giếm thơng tin với ngân hàng, khơng có thiện chí trả nợ cố tình đảo nợ… và nhân viên MB biết đƣợc điều này nhƣng không báo cáo với ban lãnh đạo. Hoặc trƣờng hợp thế chấp hàng tồn kho, dù biết giá trị hàng trong kho thấp hơn so với dƣ nợ vay của khách hàng nhƣng nhân viên ngân hàng vẫn không

lập tức cảnh báo mà dung túng khách hàng tiếp tục rút hàng đi. Đổi lại khách hàng tặng cho nhân viên tín dụng những món quà có giá trị. Những nhân viên này hiện khơng cịn làm việc tại MB An Phú nhƣng cũng là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề đạo đức nhân viên ngân hàng.

Thêm vào đó, vấn nạn chạy theo thành tích cũng khiến ngân hàng khơng ít lần phải chấp nhận rủi ro tín dụng để đảm bảo đạt chỉ tiêu đƣợc giao. Việc chạy theo thành tích khơng chỉ ở cá nhân từng nhân viên ngân hàng mà còn ở từng phòng ban và cả một chi nhánh ngân hàng. Với chỉ tiêu từ hội sở đƣa xuống khá cao khiến cho nhiều chi nhánh phải thực hiện các “thủ thuật” trong HĐKD để đạt chỉ tiêu. Mỗi nhân viên tín dụng phải chạy chỉ tiêu về dƣ nợ, huy động khá nhiều vì vậy khơng tránh khỏi tâm lý chạy theo thành tích mà cho vay những khách hàng có mức độ rủi ro cao, đầu tƣ các dự án lớn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)