Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 57 - 60)

2.2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN

2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Sự biến động của nền kinh tế gây ra nhiều ảnh hƣởng đến doanh nghiệp là thực tế mà các cá nhân, doanh nghiệp của Việt Nam đang trải qua. Tuy nhiên, việc phát sinh NQH khơng hồn tồn xuất phát từ yếu tố khách quan này mà còn do chính các yếu tố tác động từ bản thân của khách hàng. Một số nguyên nhân gây ra NQH từ chính khách hàng tại MB An Phú:

Thứ nhất: Năng lực tài chính khơng đảm bảo.

Việc khách hàng khơng đảm bảo về năng lực tài chính của mình thƣờng rơi vào hai trƣờng hợp chính: Một là đã yếu kém ngay từ lúc bắt đầu vay vốn; hai là bị suy giảm trong quá trình vay vốn ngân hàng.

Đối với trƣờng hợp khách hàng có năng lực tài chính yếu ngay từ lúc bắt đầu quan hệ với ngân hàng thƣờng ít xảy ra nhƣng vẫn có một vài trƣờng hợp khách

hàng đƣa ra các thơng tin về dự án, cơng trình, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới là hiệu quả cao, tính khả thi tốt… để thuyết phục ngân hàng vay vốn. Tuy nhiên, sau khi vay vốn thì các dự án, cơng trình đã khơng đƣợc triển khai nhƣ kế hoạch ban đầu. Vì vậy, phần tài chính của khách hàng vẫn khơng có sự phát triển nên không tránh khỏi trƣờng hợp khách hàng khơng thanh tốn đƣợc nợ vay.

Đối với trƣờng hợp thứ hai: Ngân hàng thƣờng gặp nhiều hơn và cũng là nguyên nhân chính gây ra NQH tại MB An Phú. Hầu hết các khoản vay tại chi nhánh đều là những khoản vay dành cho khách hàng có uy tín, đánh giá năng lực tài chính mạnh. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động của doanh nghiệp thì năng lực tài chính của khách hàng bị suy giảm và dần mất đi khả năng thanh tốn cho ngân hàng khiến NQH phát sinh. Có rất nhiều ngun nhân có thể khiến năng lực tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm nhƣ sự tác động bất lợi từ nền kinh tế (nhƣ đã phân tích trong mục 2.2.2.1 về các nguyên nhân gây ra NQH do khách quan), năng lực quản lý kém, khách hàng đầu tƣ sang các lĩnh vực khác, bị chiếm dụng công nợ cao…

Trên thực tế, khách hàng của MB An Phú phát sinh NQH một phần do năng lực quản lý của khách hàng thấp. Khi HĐKD phát triển khách hàng không kiểm sốt đƣợc các chi phí phát sinh, gia tăng nhiều chi phí khơng hợp lý khiến lợi nhuận sụt giảm, thậm chí doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí dẫn đến thua lỗ liên tục làm mất khả năng thanh tốn cho ngân hàng. Hoặc khi nền kinh tế có những biến động bất lợi cho HĐKD của khách hàng, nếu khách hàng có năng lực quản lý tốt thì có thể xử lý đƣợc các rủi ro phát sinh, thay đổi HĐKD của doanh nghiệp, cá nhân để thích nghi với sự biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, vì năng lực quản lý khơng tốt nên doanh nghiệp không thể phát triển hay duy trì HĐKD của mình làm cho năng lực tài chính suy giảm.

Một số khách hàng tại MB An Phú phát sinh NQH do việc đầu tƣ không hiệu quả. Khi HĐKD phát triển tốt, nguồn tài chính dồi dào, khách hàng đã sử dụng nguồn vốn này để đẩu tƣ sang các lĩnh vực khác nhƣ BĐS, mở rộng HĐKD ở ngành nghề mới… Nhƣng vì thị trƣờng BĐS gặp khó khăn, hoạt động của ngành nghề mới không hiệu quả… làm cho nguồn vốn đầu tƣ không thể thu hồi đúng theo tiến độ dự tính nên khách hàng bị mất cân đối vốn và mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Khả năng tài chính của khách hàng bị suy giảm cũng có thể do việc khách hàng bị chiếm dụng vốn lớn hoặc phát sinh các cơng nợ khó địi. Do sự khó khăn chung của nền kinh tế nên hầu hết các khách hàng đều gặp khó khăn trong HĐKD của mình. Vì vậy, khách hàng thƣờng bị đối tác chiếm dụng vốn lâu hơn và cao hơn, các đối tác sẽ cố tình trì hỗn việc thanh tốn hoặc yêu cầu khách hàng điều chỉnh chính sách bán hàng, gia tăng thời gian trả chậm… Do đó vịng quay vốn của khách hàng bị chậm hơn làm cho khách hàng khơng thể thanh tốn gốc, lãi cho ngân hàng đúng hạn. Một số trƣờng hợp khách hàng phát sinh cơng nợ khó địi với giá trị cao do đối tác mua hàng đã bỏ trốn hoặc công ty đối tác tạm ngƣng hoạt động, phá sản, giải thể… Khách hàng không thu hồi đƣợc công nợ nên bị mất vốn, khơng có vốn để tiếp tục HĐKD do đó mất nguồn thu để thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

Thứ hai: Sử dụng vốn sai mục đích.

Việc giải ngân thanh toán tại MB An Phú đƣợc thực hiện khá chặt chẽ, các chứng từ thanh tốn phải đầy đủ (hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản giao nhận hàng, đối chiếu công nợ…) chứng minh hoạt động mua bán giữa khách hàng và đối tác là có thực. Việc giải ngân đa phần thực hiện chuyển khoản trực tiếp tới tài khoản của các đối tác đầu vào và rất hạn chế giải ngân bằng tiền mặt. Tuy nhiên, dù kiểm sốt chặt chẽ đến đâu thì ngân hàng vẫn có những sơ hở mà khách hàng có thể lợi dụng điều này để sử dụng vốn sai mục đích.

Chẳng hạn, một số KHDN tại MB An Phú thực hiện giải ngân thanh toán cho đối tác đầu vào bằng chuyển khoản với đầy đủ chứng từ ngân hàng yêu cầu. Nhƣng trên thực tế giữa khách hàng và đối tác đầu vào đã có thỏa thuận riêng, việc tiền chuyển vào cho đối tác sẽ thanh tốn một phần cơng nợ và một phần rút ra cho khách hàng hoặc có thể rút tồn bộ để đƣa lại cho khách hàng. Sau đó, số vốn này có thể đƣợc đem đầu tƣ kinh doanh lĩnh vực khác hoặc thậm chí phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân của chủ doanh nghiệp.

Đối với KHCN thì việc sử dụng vốn sai mục đích càng dễ xảy ra hơn bởi rất nhiều khách hàng vay vốn đƣợc giải ngân bằng tiền mặt. Một số khách hàng vay vốn ngân hàng với mục đích đầu tƣ kinh doanh nhƣng thực tế lại đem đi sửa chữa

nhà, đầu tƣ vào BĐS, tiêu dùng cá nhân… Đến khi phần vốn đầu tƣ thua lỗ, khơng cịn nguồn để trả nợ cho ngân hàng thì phát sinh NQH, nợ xấu.

Thứ ba: Khách hàng khơng có thiện chí thanh tốn cho ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ, xét duyệt cho vay và giải ngân thì khách hàng rất thiện chí hợp tác với MB. Cam kết, hứa hẹn với ngân hàng rất nhiều điều về chuyển doanh thu, cung cấp thơng tin, thanh tốn đúng hạn… Nhƣng sau khi ngân hàng giải ngân và đến kỳ thanh tốn thì khách hàng liền có dấu hiệu vi phạm các cam kết, không thực hiện thanh tốn cho ngân hàng, khơng cung cấp thông tin cho ngân hàng (các thơng tin về tài chính, thơng tin sử dụng vốn vay, HĐKD…), không thực hiện chuyển doanh thu về MB… Khi ngân hàng mời khách hàng đến làm việc khách hàng khơng đến, điện thoại thì khách hàng khơng trả lời hoặc đổi số điện thoại khác, chây ỳ, cố tình khơng thanh tốn cho ngân hàng… Khách hàng sau khi vay vốn xong mà khơng có thiện chí trả nợ hay khơng hợp tác với ngân hàng thì NQH phát sinh là điều khơng thể tránh khỏi. Lúc đó với các khách hàng nhƣ vậy ngân hàng cần phải nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng mới có thể thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)